Không ai biết chắc số phận Boeing sẽ đi về đâu.
Một tháng đ́nh công của hơn 30.000 công nhân Boeing tại các nhà máy khu vực Bờ Tây (Mỹ) đă khiến Boeing thiệt hại gần 5 tỷ USD, theo phân tích mới nhất của hăng tư vấn Anderson Economic Group. Phần lớn tác động do công nhân và cổ đông Boeing gánh chịu với 3,7 tỷ USD.
Kể từ khi cuộc đ́nh công diễn ra, không một máy bay nào được sản xuất tại nhà máy của hăng ở Everett, Washington. “Các nhà cung cấp, doanh nghiệp quanh Seattle và khách hàng của Boeing cũng đang chịu ảnh hưởng”, Patrick Anderson, CEO Anderson Economic Group, cho biết.
Trong đó, các nhà cung cấp cho Boeing thiệt hại tổng cộng 900 triệu USD trong 4 tuần. Công nhân các doanh nghiệp khác ở quanh Seattle thiệt hại 102 triệu USD, c̣n khách hàng của Boeing - các hăng hàng không - cũng phải gánh 285 triệu USD.
“Chi phí đang ngày một tăng do công ty vẫn tiêu lượng lớn tiền mặt. Họ có thể phải vay thêm, hoặc phát hành cổ phiếu để duy tŕ hoạt động qua đợt đ́nh công này. Quá tŕnh hồi phục sau đó cũng sẽ rất khó khăn”, Anderson nói.
Được biết trước cuộc đ́nh công, Boeing vốn đang quay cuồng trong loạt khủng hoảng liên quan đến an toàn bay, từ sản xuất chậm trễ đến khối nợ lên tới 60 tỷ USD. Thomas Hayes, nhà phân tích tại Great Hill Capital, cho biết việc sa thải có thể tăng sức ép lên người lao động và khiến họ chấm dứt đ́nh công.
Trước đó vào ngày 9/9, Boeing và Hiệp hội quốc tế thợ máy và nhân viên hàng không (IAM) - một trong những nghiệp đoàn lớn nhất của hăng, đại diện cho hơn 32.000 công nhân tại Tây Bắc Thái B́nh Dương đă công bố thỏa thuận mới có thời hạn 4 năm.
Thỏa thuận bao gồm các cam kết của Boeing về mức tăng lương chung là 25% và triển khai chương tŕnh sản xuất máy bay thương mại khu vực Seattle trong thời gian của thỏa thuận.
Tuy nhiên, thỏa thuận này đă gây ra nhiều tranh căi khi nhiều lao động muốn Boeing giữ mức tăng lương 40% và khôi phục lại kế hoạch lương hưu theo chế độ phúc lợi xác định. Trước đó theo một báo cáo từ ngân hàng đầu tư TD Cowen, một cuộc đ́nh công kéo dài 50 ngày có thể khiến Boeing thiệt hại từ 3-3,5 tỷ USD. Con số gần 5 tỷ USD thực tế vượt ngoài sức tưởng tượng.
“Đây là cuộc đấu tranh cho tương lai của chúng ta”, Jon Holden, chủ tịch IAM, cho biết khi công bố kết quả bỏ phiếu. “Chúng tôi sẽ quay lại bàn đàm phán bất cứ khi nào có thể để thúc đẩy các vấn đề mà các thành viên của chúng tôi cho là quan trọng”.
Cổ phiếu của Boeing đă mất hơn 60% giá trị trong 5 năm qua. Công ty cũng đang gánh khoản nợ gần 60 tỷ USD và đối mặt với sự giám sát từ các cơ quan quản lư và khách hàng, sau các sự cố về an toàn gần đây. Không ai biết chắc số phận Boeing sẽ đi về đâu.
“Giải quyết các vấn đề của Boeing là công việc khổng lồ”, CEO United Airlines Scott Kirby đầu tháng này nhận định. “Đây không phải công việc giải quyết được trong 12 tháng, mà là 2 thập kỷ”.
Mới đây nhất, Boeing tuyên bố sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động, tương đương khoảng 17.000 người. Cuộc đ́nh công đang khiến các nhà máy sản xuất máy bay của công ty phải đóng cửa 5 tuần liên tiếp.
Quyết định là động thái mạnh mẽ nhất cho đến nay của CEO Ortberg, người mới chỉ đảm nhiệm công việc được hơn 2 tháng. Ông có nhiệm vụ đưa Boeing ổn định trở lại sau loạt khủng hoảng, bao gồm sự cố bung chốt cửa 737 Max do Alaska Airlines khai thác.
Hồi tháng 6, Reuters trích dẫn hai nguồn tin trong ngành cho biết Boeing sẽ tŕ hoăn thời gian sản xuất đối với ḍng máy bay phản lực 737 trong 3 tháng giữa bối cảnh hoạt động sản xuất máy bay phản lực chậm lại đáng kể.
Ngày 8/7, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) thông báo đă yêu cầu kiểm tra 2.600 máy bay Boeing 737 sau khi tiếp nhận báo cáo về vấn đề xoay quanh dây đeo mặt nạ dưỡng khí dùng cho hành khách trong trường hợp khẩn cấp. Theo đại diện Boeing, hăng chỉ bán được 14 máy bay phản lực mới trong tháng 6 vừa qua.
VietBF@ Sưu tập