Đái tháo đường được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mù ḷa, suy tim, suy thận, hoại tử chi… thậm chí là đột quỵ ở người lớn tuổi.
Béo ph́, thừa cân là một trong các yếu tố chính dẫn đến bệnh đái tháo đường cũng như thúc đẩy bệnh tiến triển.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngọc Anh, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), người có thể trạng thừa cân, béo ph́ cần giảm 3-7% so với cân nặng ban đầu và duy tŕ ở ngưỡng này để có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Với ngưỡng từ 10% trở lên, các lợi ích sẽ rơ ràng hơn.
Việc thay đổi chế độ ăn, tiết chế đường và vận động là cần thiết. Bên cạnh đó, một số liệu pháp sử dụng thuốc giảm cân hoặc phẫu thuật có thể được cân nhắc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần có chế độ theo dơi chặt chẽ.
Ngoài ra, mọi người cần duy tŕ cân nặng với tốc độ giảm cân không quá 0,5-1 kg/tuần.
Bệnh đái tháo đường (hay c̣n gọi tiểu đường) là một rối loạn chuyển hoá không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về Insulin, về hoạt động của Insulin hoặc cả hai.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protide, lipide, gây tổn thương nhiều ở cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
Bệnh này được phân thành các loại gồm type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường type 1 chiếm 5-10% trong số người mắc bệnh. Trong khi đó, đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% trong số người mắc bệnh
VietBF@ sưu tập
|