Với việc Iran bắn khoảng 180 tên lửa đạn đạo vào Israel chỉ trong 1 đêm, Trung Đông một lần nữa đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực tốn kém và tàn khốc.Israel và đồng minh đă bắn hạ hầu hết số tên lửa đó. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay lập tức tuyên bố sẽ trả đũa cuộc tấn công, gọi đây là "sai lầm lớn" mà Iran sẽ phải "trả giá".
Cuộc tấn công đánh dấu thay đổi đáng kể trong tính toán của Iran sau nhiều tuần Israel leo thang tấn công vào hai lực lượng ủy nhiệm của họ là Hamas và Hezbollah.
Iran lâu nay chủ yếu hành động qua lực lượng đại diện, v́ lo ngại có thể bị kéo vào cuộc đối đầu trực tiếp với Israel, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chế độ.
Khi nhà lănh đạo chính trị của Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Tehran vào cuối tháng 7, các nhà lănh đạo Iran tuyên bố sẽ phản ứng thích hợp, nhưng rồi chủ yếu để Hezbollah làm điều đó. Và khi Israel tăng cường chiến dịch quân sự chống lại Hezbollah ở Li-băng trong những tuần gần đây, lực lượng Houthi ở Yemen phóng tên lửa và máy bay không người lái vào các thành phố của Israel và tàu khu trục của Mỹ ở Biển Đỏ. Israel đáp trả bằng các cuộc không kích vào Yemen.
Qua những hành động như vậy, dường như Iran chưa phát huy vai tṛ lănh đạo của "trục kháng chiến”.
Chống lại Israel là một trụ cột trong chính sách của nhà nước Iran. Nền tảng chính trị Iran được thiết lập dựa trên mục tiêu thách thức Mỹ và giải phóng các vùng đất của Palestine mà Israel chiếm đóng. Những điều đó đă trở thành bản sắc của nhà nước Iran.
V́ vậy, nếu Iran không hành động theo nguyên tắc này, bản sắc của họ có thể sẽ suy yếu nghiêm trọng.Tuy nhiên, Iran đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng khi tấn công Israel trực tiếp.
Ở trong nước, chính quyền Iran cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, với nhiều cuộc biểu t́nh kéo dài trong những năm gần đây. Phong trào “Phụ nữ - Cuộc sống - Tự do” quy mô lớn nổ ra sau cái chết của cô gái Mahsa Amini trong đồn của cảnh sát đạo đức v́ đội khăn trùm đầu đúng cách. Ngoài ra c̣n có một phe bất đồng chính kiến lớn ở Iran, phản đối chính sách chống Mỹ và chống Israel.
V́ vậy, các nhà quan sát cho rằng chính quyền Iran lo ngại việc họ đối đầu trực tiếp với Israel và Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tiếng nói bất đồng chính kiến nội bộ và đe dọa nghiêm trọng sự tồn vong của chế độ. Nỗi lo đó góp phần khiến Iran muốn tránh tiến đến chiến tranh trực tiếp với Israel.
Cán cân đă nghiêng
Iran vừa có tổng thống mới - Masoud Pezeshkian, người thuộc phe cải cách và mong muốn cải thiện quan hệ của Iran với phương Tây. Ông đă nói đến khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran với các cường quốc, gửi tín hiệu rằng Iran đă sẵn sàng đàm phán với người Mỹ.
Tuy nhiên, bối cảnh khu vực đă hoàn toàn thay đổi từ khi thỏa thuận đó được đàm phán với chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama năm 2015.Iran bị phương Tây quay lưng trong những năm gần đây, thậm chí c̣n hơn thế nữa kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra cách đây 1 năm. Kể từ đó, không một quốc gia phương Tây nào coi việc nối lại đàm phán hạt nhân với Iran là phù hợp hoặc có lợi về mặt chính trị.
Thời điểm này được đánh giá là rất bất lợi cho chương tŕnh nghị sự của Tổng thống Pezeshkian để ông có thể giúp đất nước được giảm bớt hoặc bỏ trừng phạt.
Tổng thống cũng không phải là người ra quyết định ở Iran mà là Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Hội đồng An ninh quốc gia tối cao, những người xem xét các vấn đề chiến tranh, ḥa b́nh và quyết định phương hướng hành động của đất nước.
Đại giáo chủ cũng là nguyên thủ quốc gia, có quyền bổ nhiệm người đứng đầu Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). Các tướng lĩnh IRGC ủng hộ hành động mạnh mẽ và cương quyết hơn với Israel từ khi chiến tranh nổ ra ở Dải Gaza. Và có vẻ nhà lănh đạo tối cao cuối cùng đă lắng nghe ư kiến này.
Chính quyền Iran dường như đă nỗ lực duy tŕ sự cân bằng mong manh giữa các yếu tố: Bảo vệ bản sắc nhà nước của Iran và những ǵ nước này đại diện trong khu vực, quản lư những tiếng nói bất đồng chính kiến nội bộ và đảm bảo sự tồn tại của quốc gia.
Trong những trường hợp b́nh thường, Iran dễ dàng duy tŕ sự cân bằng đó. Đến giờ, cán cân đă nghiêng. Từ quan điểm của Iran, Israel đă hành động quá táo bạo với các lực lượng ủy nhiệm của họ, khiến Tehran không thể tiếp tục khoanh tay nữa.
Iran có vẻ cũng nhận thấy họ cần phải nhấn mạnh bản sắc chống Mỹ, chống Israel, kể cả phải đương đầu với sự bất măn nội bộ gia tăng ở mức độ chấp nhận được.
Với cuộc tấn công vào Israel vừa qua, Iran cũng phải chuẩn bị cho một rủi ro khác: Hành động đáp trả trực tiếp của Israel và chiến tranh toàn diện nổ ra.
Xung đột ở khu vực rơ ràng đang diễn biến theo đúng bài của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Nhà lănh đạo này sẵn sàng tấn công Iran và muốn Mỹ cũng làm như vậy. Giờ đây, Israel đă có cớ để đáp trả Iran và kéo Mỹ vào cuộc xung đột.
Không may là Iran cũng chuẩn bị cho khả năng xung đột bao trùm toàn bộ Vịnh Ba Tư, v́ bất kỳ hành động trả đũa nào của Israel và có thể cả Mỹ sẽ khiến các khí tài của Mỹ ở khu vực này, bao gồm tàu chiến và tàu thương mại, dễ trở thành mục tiêu tấn công của Iran và các đồng minh.
Điều này sẽ mang những hàm ư lớn đối với thương mại và an ninh khu vực.
|