Thất nghiệp kéo dài đang tước đi cơ hội và hy vọng của hàng trăm ngh́n thanh niên Hàn Quốc ở độ tuổi 15-29. Nhiều trong số đó đă chán nản, từ bỏ t́m việc làm.Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, t́nh trạng thất nghiệp kéo dài đang trở thành vấn nạn đáng báo động trong giới trẻ nước này. Tính đến thời điểm hiện tại, có tới 238.112 người trong độ tuổi 15-29 đă không có việc làm trong ít nhất 3 năm sau khi tốt nghiệp.
Đáng lo ngại hơn khi 82.000 người trong số đó thừa nhận đă từ bỏ việc t́m kiếm cơ hội nghề nghiệp, chỉ đơn giản là "ở nhà". Số liệu cũng chỉ ra 68.886 người khác đang ôn thi để t́m việc, 35.243 người đang làm việc nhà hoặc chăm sóc con cái, và 10.880 người đang học lên cao.
Những con số này cho thấy không chỉ đơn thuần là thất nghiệp, nhiều thanh niên Hàn Quốc đang mất dần hy vọng và động lực t́m việc sau những lần thất bại liên tiếp, Korea Herald đưa tin.Theo dữ liệu, tỷ lệ người trẻ tích cực t́m việc, bao gồm ôn thi, phỏng vấn và tham gia đào tạo, cao nhất ở nhóm thất nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm, đạt 54,9%. Trong khi đó, chỉ có 26,4% số người thất nghiệp dưới 6 tháng từ bỏ t́m việc, con số này tăng vọt lên 34,2% đối với những người đă không thể t́m được việc làm trong 3 năm hoặc hơn.
Số lượng người trẻ tại đây từ bỏ việc làm năm nay đă giảm so với giai đoạn năm 2021-2022, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức 54.000-64.000 trước đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy "vết sẹo" mà đại dịch để lại vẫn c̣n đó, và t́nh trạng thiếu công ăn việc làm của người trẻ vẫn đáng báo động.
Thực tế, vấn nạn thất nghiệp thậm chí c̣n nghiêm trọng hơn những ǵ dữ liệu thể hiện. Sự gia tăng số lượng người trẻ không hoạt động kinh tế diễn ra trong bối cảnh dân số trẻ giảm mạnh. Cụ thể, số người trong độ tuổi 15-29 đă giảm từ 9,07 triệu vào tháng 5/2019 xuống c̣n 8,17 triệu vào tháng 5/2024.
Năm 2021, Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm dân số kể từ năm 1949, do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục. Điều này đồng nghĩa với việc lực lượng lao động trẻ ngày càng thu hẹp, trong khi áp lực cạnh tranh việc làm ngày càng tăng cao.Thất nghiệp kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà c̣n tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của người trẻ.
Theo một nghiên cứu của chính quyền thành phố Seoul, được The Korea Times đưa tin hồi tháng 2/2023, ước tính có đến 4,5% thanh niên tại đây, tương đương khoảng 129.000 người, đang sống trong t́nh trạng cô lập hoặc tách biệt khỏi xă hội. Nếu mở rộng phạm vi khảo sát trên toàn quốc, con số này có thể lên tới 610.000 người.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khó khăn trong t́m kiếm việc làm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t́nh trạng này, chiếm tới 45,5%. Bên cạnh đó, các vấn đề về tâm lư (40,9%) và khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ xă hội (40,3%) cũng góp phần không nhỏ vào sự cô lập của người trẻ.
|