Hungary bác tin là nơi sản xuất máy nhắn tin của Hezbollah. Hungary tuyên bố không có cơ sở sản xuất máy nhắn tin bị nổ của Hezbollah và những thiết bị này "chưa từng xuất hiện" ở quốc gia Đông Âu.
"Giới chức đă xác nhận rằng công ty t́nh nghi chỉ là bên trung gian giao dịch, không có cơ sở sản xuất hay hoạt động nào tại Hungary", Zoltan Kovacs, phát ngôn viên của Thủ tướng Viktor Orban, cho biết hôm nay.
Phát biểu được đưa ra sau khi công ty Gold Apollo, có trụ sở tại đảo Đài Loan, tuyên bố không sản xuất loạt máy nhắn tin của Hezbollah bị phát nổ hôm 17/9, mà chỉ cấp phép cho công ty BAC Consulting KFT ở Hungary sử dụng thương hiệu của họ để chế tạo sản phẩm.
Ông Kovacs thêm rằng BAC Consulting KFT có người đại diện đăng kư ở địa chỉ tại thủ đô Budapest, nhưng nhấn mạnh "các thiết bị được đề cập" chưa từng xuất hiện ở Hungary. "Cơ quan an ninh quốc gia Hungary đang làm việc với các đối tác quốc tế có liên quan. Sự việc này không gây rủi ro an ninh cho đất nước", ông cho hay.
Tờ giấy có đề tên công ty BAC Consulting KFT cùng các công ty khác tại một ṭa nhà ở Budapest, Hungary ngày 18/9. Ảnh: AFP
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC) cùng ngày phủ nhận thông tin giám đốc điều hành BAC Consulting KFT từng làm việc cho ủy ban như thông tin liệt kê trên trang Linkedln của người này, nhưng cho hay EC đang kiểm tra liệu người này có làm việc cho ủy ban thông qua "các nhà thầu bên ngoài" hay không.
BAC Consulting KFT đăng kư kinh doanh từ năm 2022, mô tả rằng họ làm việc trong các dự án như an ninh mạng, viễn thông và trang sức, đạt doanh thu hàng năm khoảng 600.000 USD. Công ty và các giám đốc điều hành chưa lên tiếng về thông tin do Gold Apollo đưa ra.
Các sản phẩm máy nhắn tin của Gold Apollo được trưng bày ở trụ sở công ty hôm 18/9. Ảnh: Reuters
Loạt vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon chiều 17/9 đă khiến ít nhất 12 người thiệt mạng, trong đó có hai trẻ em, và gần 3.000 người bị thương.
Hezbollah ra tuyên bố cáo buộc Israel là bên "phải chịu hoàn toàn trách nhiệm" và thề sẽ khiến nước này "nhận h́nh phạt thích đáng theo cả cách có thể dự đoán và không dự đoán được". Chính phủ Lebanon và Iran, đồng minh của Hezbollah, đưa ra nhận định tương tự.
Mặc dù chưa bên nào nhận trách nhiệm về sự việc, mọi ánh mắt hoài nghi đang đổ dồn về Israel, nước từng hạ sát thành viên cấp cao Hamas bằng cách gài thuốc nổ vào điện thoại. Các hăng truyền thông quốc tế như CNN, Reuters, ABC dẫn nguồn tin quan chức Mỹ và an ninh Lebanon nói rằng Israel đă can thiệp vào lô máy nhắn tin mà Hezbollah mới mua vài tháng gần đây.
Tel Aviv đến nay chưa b́nh luận về thông tin.
VietBF @ sưu tập