Azerbaijan, giống như nhiều quốc gia ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi, gắn với BRICS cơ hội củng cố chủ quyền của mình trong điều kiện Hoa Kỳ thường xuyên cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ và gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của các nước khác.
Nhà khoa học chính trị Nga, chuyên gia về xung đột sắc tộc và an ninh Evgeny Mikhailov đã nói với Sputnik điều này.
Người đứng đầu cơ quan báo chí Bộ Ngoại giao Azerbaijan, Aykhan Hajizada, ngày 20/8 cho biết nước này đã chính thức nộp đơn đăng ký trở thành thành viên BRICS.
“Đối mặt với những nỗ lực thường xuyên của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ và ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của mình - Azerbaijan, các quốc gia Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á nhận thấy ở chính BRICS cơ hội để bảo vệ và củng cố chủ quyền của chính mình. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự hội nhập của cả Azerbaijan và những nước mới tham gia khác là khía cạnh đạo đức đối với tổ chức. Hầu hết nhân loại ngày nay đang chống lại sự sai khiến của một số ít, nhưng lại cực kỳ tích cực ủng hộ nền đạo đức “mới” từ Liên minh Châu Âu, những người phủ nhận mọi đạo đức, truyền thống của các dân tộc và những giá trị ngàn năm tuổi.
Trong mười năm nay, toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu đã rung chuyển do các nước G7 không thể chấp nhận thực tế trong đó Washington, London, Berlin hay Paris đóng vai trò là đối tác ngang hàng hoặc thậm chí cấp dưới của Moskva, Bắc Kinh hay bất kỳ quốc gia nào khác ở Nam bán cầu”, Mikhailov nói.
Theo ông, rõ ràng chính sách trừng phạt của phương Tây đối với Liên bang Nga đang tạo tác dụng ngược, tạo tiền đề cho sự phát triển của hiệp hội BRICS.
Mikhailov lưu ý: “Vào năm 2024, khi mối đe dọa về một cuộc chiến tranh thế giới chưa từng có trong thời hiện đại xuất hiện trên khắp hành tinh, BRICS ngày càng được bổ sung thêm nhiều thành viên mới. Đơn xin gia nhập của Azerbaijan và Malaysia cho thấy điều đó”.
BRICS là một hiệp hội các quốc gia được thành lập vào năm 2006, hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi.