Sống là đáng sợ nhất mà nó vẫn dám sống th́ ma có là ǵ.
Nó cũng có một gia đ́nh, có bố, có mẹ, có anh trai. Bố nó là một người đàn ông cờ bạc và độc ác. Mẹ nó, người đàn bà nhẫn nhục và cam chịu.
Năm nó mười tám tuổi, thằng anh hai mươi. Bố nó thua bạc gán cả nhà cửa. Bọn chủ đến siết nợ, mẹ con nó nhất định không ra khỏi nhà.Bọn đ̣i nợ thuê dọa dẫm đủ kiểu. Bố nó bỏ nhà đi biệt. Chỉ c̣n lại ba mẹ con nó.
Cuối cùng, chúng không dọa dẫm, đe nẹt nữa. Năm thằng đàn ông đ̣i nợ thuê cởi trần trùng trục, đến gần như ở hẳn trong nhà nó, không nói, không rằng, cơm chúng không ăn của nhà nó, nước không uống, chúng tự mua cơm hộp và nước đóng chai để uống. Nhưng cứ cả nhà đi đâu là chúng nó theo đấy, đi ỉa chúng nó cũng đứng canh ngoài cửa, đi tắm cũng theo. Nh́n cái mặt bặm trợn của bọn đ̣i nợ thuê, đúng mười ngày, mẹ con nó tự đông dọn dẹp ra khỏi nhà, tá túc ở cái nhà kho gần đó.
Thằng anh nó ngoan hiền chịu khó lắm,anh nó làm thuê cho ḷ vôi ở làng bên. Sáng ấy anh nó đi đội đá vào ḷ vôi. Đến gần trưa, mẹ con nó được tin anh nó bị rơi xuống ḷ vôi khi đang hất đá xuống ḷ.
Anh nó chết, người cháy đen thui, không có nhà để mà đặt cho anh nó cái bàn thờ nhỏ nữa.
Mẹ nó chết sau đó ba tháng. Vào vụ cấy tháng mười, hôm ấy trời lạnh lắm. Người làng bên thuê ba trăm ngàn công cấy. Mẹ nó đi rất sớm. Sáng hôm sau, người ta thấy mẹ nó úp mặt xuống bùn, người làng vực lên th́ mẹ nó đă chết tự bao giờ.
Cha nó bỏ đi biệt tích từ lúc mất nhà. Thân gái một ḿnh bơ vơ. Họ nội ở miền Trung. Họ ngoại neo người, toàn nhà nghèo. Cái nhà kho nó ở tạm cũng bị đuổi, v́ người ta bán thanh lư cho xí nghiệp may. Chỗ nó ở không có bờ đê, chẳng lên đê mà ở được.
Người ta mách, ở cuối làng, có một cái nhà bỏ hoang gần chục năm nay. Trước kia cái nhà ấy qua mấy đời chủ, ai vào ở cũng chỉ độ một tháng là cùng. Người ta đồn nhà ấy lắm ma. Nó chả sợ, ma th́ có ǵ đáng sợ. Nó sợ nhất là đang phải sống. Giá mà ma làm cho nó chết được đi.
Ngày nó dọn đến ở nhờ ngôi nhà hoang, mấy bà già hàng xóm cũ thương t́nh sang theo cùng nó dọn dẹp cùng. Có bà mang sang cho nó con chó nhỏ để nó nuôi bầu bạn đỡ buồn. Bà ấy vừa bê con chó đến ngơ, nó sủa váng lên, leo từ trong thúng ra chạy thục mạng.
Bà mợ nó, tiện đưa con đi nhà trẻ, ngang qua rẽ vào, chả biết con bé làm sao khóc nấc lên ngằn ngặt nhất định không vào ngơ.
Người ta bảo, nhà có ma, chó nó cũng không dám bước vào. Trẻ con cứ vào là ngằn ngặt khóc.
Ngôi nhà hoang nó đến ở gần cạnh một băi đất rất rộng, vào những năm tám mươi của thế kỉ trước, lúc nó chưa ra đời, công an vài lần dùng làm nơi tử h́nh lưu động, ba bốn người tử tù trong huyện bị bắn tại đó. Người đi chợ đêm qua băi thường gặp lúc tờ mờ, người đàn ông mặt trắng nhợt đi từ trong băi đất trống đi ra.
Phía bên kia băi đất là ḍng sông chay qua, cái bến sông ấy, lâu lắm rồi có một thanh niên chết đuối chiều ba mươi tết, sau đó cứ vài năm lại một người chết đuối. Bến rất vắng, ít người qua lại, lâu lâu có người nuôi vịt chạy đồng cắm trại vài ngày. Người ta bảo, có đêm đang ngủ, thấy bóng người đàn ông mặt trắng phệch nhợt nhạt, hôm th́ xin thuốc hút, lúc lại xin cơm.
Ban ngày nó đi làm, chiều tối về dọn dẹp qua rồi đi ngủ, cái hôm đầu tiên nó dọn đến ngồi nhà, nó cắm ba nén nhang trong cái ống ḅ đựng gạo, đặt trên ḥn gạch để giữa sân, nó qú xuống lạy trời lạy phật, lạy thần linh thổ thần long mạch, chúa đất, đức bản thổ bản xứ xong. Nó tŕnh bày tên tuổi nó, hoàn cảnh nghiệt ngă của nó, vừa nức nở, vừa khóc, vừa nói, xin phép các vị thần linh, các vong linh trú ngụ tại ngôi nhà, nó xin phép cho nó được tá túc. Số nó quá khổ rồi, hăy rủ ḷng thương cho nó ở nhờ, nếu không cứ vật cho nó chết ngay được th́ tốt quá.
Đêm đêm, điện đèn không có, ngôi nhà lạnh lẽo đầy âm khí,đang giữa hè mà người nó cứ lạnh như có người đổ nước nhưng mồ hôi cứ vă ra.
Nó ở đây đă được mươi ngày, ngoài đêm đang ngủ giật thót ḿnh như có người đứng xem nó th́ nó vẫn chưa thấy ǵ, hôm nọ, một bác trong làng đi lễ chùa Tây phương mua cho nó cái dây đeo cổ có tượng Phật Bà Quan Âm. Bác bảo, mỗi lúc sợ hăy cứ niệm Phật như lời bác dạy.
Nó cứ sống và vượt qua nỗi sợ hăi của chính ḿnh. V́ chẳng có đường nào lui, đường nào tiến. Nó mong được đặt cái bàn thờ để thờ mẹ và anh nó. Lần đầu, nó kiếm trong ngôi nhà to ấy được cái bàn, nó đặt ở gian giữa, đặt ảnh mẹ và anh nó lên, mua ít hoa quả về gọi là để cúng. Đúng ngày rằm, sáng nó sắp sanh xong mới đi làm. Chiều tối về, hai tấm ảnh không hiểu sao rơi xuống đất, bát hương nó làm bằng ống ḅ đựng gạo đổ te tua xuống nền nhà.
Lần ấy, nó lại hỏi bác người quen, bác ấy bảo, có lẽ nên để một bát hương lên cao, hai tấm ảnh để dưới tầng thấp hơn một chút.
Nó đă ở được hết cả mùa hè. Nó đi làm ăn cơm trưa tại chỗ làm, bữa tối về vơ lá lẩu nấu nồi cơm. Bác chủ quán thường cho nó gói ghém nhặt nhạnh chút thức ăn thừa. Một ḿnh. Cơm nấu chửa kịp ăn là cứ như ai bới nhăo nát.
Tháng bảy mưa ngâu. Đêm mưa rả rích buồn như trấu cắn. Tuổi hai mươi, nó cũng xinh xắn. Chỉ v́ ở trong ngôi nhà ma, mà nó chưa từng một lần có bạn.
Thỉnh thoảng có đêm, nó ngủ mơ, bên ngoài ngôi nhà, có người trai rất trẻ đang đứng chờ nó ngoài ngơ. Chắc là một trong những chàng trai tử tù năm nào chưa có người yêu. Thấy nó một ḿnh muốn buông lời ḥ hẹn.
Một bữa, nó đi làm về ngang băi rác, một chú cún bị ghẻ kềnh càng sắp chết bị vứt đi, thương quá. Nó bắt về, con chó con sắp chết, thoi thóp nằm bẹp nên không bỏ chạy được, nó chắt nước cơm đổ từng giọt vào mồm con chó.
Mỗi ngày nó dậy sớm nấu cháo, trưa cố tranh thủ để về nhà cho con cún nhỏ. Sau một tháng, vừa đút cháo vừa bôi thuốc th́ chú cún đă trở lại b́nh thường. Con cún vui vẻ ở lại nhà hoang với nó mà không bỏ chạy toán loạn như con chó hôm đầu. Nó bắt đầu thấy ngôi nhà hoang ấm dần lên.Cơm nguội thừa từ hồm trước để đến hôm sau không c̣n vữa nát như ma vày nữa.
Bàn thờ mẹ nó và anh nó ống hương không c̣n bị hất đổ.
Ngoài vườn, vài luống rau nó trồng đă lên xanh. Qua một cái tết b́nh yên. Mùa xuân nó trồng ít hạt mướp cho leo lên bờ giậu, mé góc vườn trồng mấy cây cà. Chạm hè, luống cà, dây mướp đă ra hoa. Bên thềm, con chó mọc lông mịn màng đang vờn nhau với con mèo con nó xin về trong xóm.
Chắc là, đời nó nghiệt ngă quá, ma cũng ngại mà cũng nhường bước nó...
VietBF@sưu tập