Đại sứ Thụy Điển tại Mali Kristina Kuhnel vừa nhận yêu cầu phải rời khỏi quốc gia thuộc vùng Sahel Tây Phi này trong ṿng 72 giờ đồng hồ, v́ phát biểu của một bộ trưởng Thuỵ Điển mà Mali cho là "thù địch".
Đại sứ Thụy Điển tại Mali Kristina Kuhnel (giữa). (Ảnh: Đại sứ quán Thuỵ Điển)
Những tranh căi ngoại giao liên tiếp cho thấy nhiều thay đổi địa - chính trị đang diễn ra ở khu vực, khi ba quốc gia có chính quyền quân sự lănh đạo, gồm Mali, Burkina Faso và Niger, “xoay trục” khỏi các đồng minh phương Tây truyền thống để hướng sang Nga.
Ngày 8/8, Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và thương mại Thụy Điển Johan Forssell thông báo chính phủ nước này quyết định cắt giảm viện trợ cho Mali v́ quan hệ giữa Mali với Nga.
Ông Forssell nói rằng Mali không thể vừa ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine vừa nhận được hàng trăm triệu crown viện trợ phát triển mỗi năm từ Thuỵ Điển. Ông Forssell nói như vậy khi b́nh luận về thông báo của Mali đăng trên mạng xă hội X cho biết nước này sẽ cắt đứt quan hệ với Ukraine.
Lên lănh đạo từ năm 2020, chính quyền quân sự Mali phải đối phó với phiến quân Tuareg, với sự hỗ trợ của lực lượng quân sự tư nhân Wagner. Chính quyền quân sự Mali cũng đă cắt đứt hợp tác quân sự với phương Tây, bao gồm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Quan hệ giữa Mali, Niger và Burkina Faso với các cường quốc phương Tây xấu đi khi ba nước này quay sang Nga để được hỗ trợ.
Một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết, nước này quyết định sẽ đóng cửa Đại sứ quán tại thủ đô Bamako của Mali vào cuối năm nay.
Tuần trước, Mali cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine sau khi một quan chức ở Kiev phát biểu rằng Ukraine đă hỗ trợ phiến quân Tuareg trong cuộc tấn công khiến ít nhất 84 tay súng Wagner và 47 binh lính Mali thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao Ukraine sau đó nói rằng không có bằng chứng cho thấy Kiev đóng bất kỳ vai tṛ nào trong cuộc giao tranh, cho rằng quyết định của Mali là thiển cận và vội vàng.
VietBF@ sưu tập