Vụ ám sát ông Donald Trump không chỉ ảnh hưởng lớn đến cục diện bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, mà c̣n đặt ra nhiều lo ngại cho đất nước này.
Đến hôm qua, dư luận thế giới vẫn chưa hết quan tâm vụ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ám sát. Đây là vụ bạo lực chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ ám sát xảy ra tháng 3.1981 nhằm vào Tổng thống Mỹ khi đó là ông Ronald Reagan. Trong vụ ám sát, ông Reagan đă trúng đạn nhưng hồi phục và quay trở lại làm việc sau 2 tuần.
Cảnh báo bạo lực chính trị gia tăng
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên hôm qua (15.7), TS Ian Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group (Mỹ) - đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, cảnh báo căng thẳng chính trị đă gia tăng ở Mỹ trong những năm gần đây. Ông dẫn một khảo sát cách đây chưa lâu cho thấy gần 25% người Mỹ được hỏi đă đồng ư rằng "những người yêu nước có thể phải dùng đến bạo lực để cứu đất nước chúng ta" và 75% câu trả lời tin rằng nền dân chủ Mỹ đang gặp nguy hiểm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
"Trong bối cảnh đó, với chủ nghĩa cực đoan chính trị và thông tin sai lệch đă được "vũ khí hóa" thông qua truyền thông, đặc biệt là mạng xă hội, nỗ lực ám sát Trump vừa qua khiến nước Mỹ chuẩn bị tâm lư đối mặt với nhiều vụ bạo lực hơn nữa", ông Bremmer lo ngại.
Cựu Tổng thống Trump sau khi bị ám sát bất thành vào ngày 13.7
Đánh giá vụ ám sát ông Trump là một bước ngoặt nghiêm trọng trong một quốc gia đang bị phân cực sâu sắc, TS Bremmer cảnh báo: "Đây là loại sự kiện tồi tệ nhất có thể xảy ra trong môi trường đó và tôi vô cùng lo ngại rằng nó báo trước nhiều bạo lực chính trị và bất ổn xă hội hơn nữa sắp xảy ra".
Chính v́ thế, câu hỏi đặt ra trong thời gian tới là: Các nhà lănh đạo chính trị Mỹ có thể làm ǵ để giúp ngăn ngừa bạo lực trong tương lai? Và nền dân chủ Mỹ sẽ thế nào sau cuộc bầu cử năm nay?
Ông Trump lợi thế đến mức nào ?
Liên quan vụ ám sát ảnh hưởng thế nào đến cuộc bầu cử Mỹ sắp đến, TS Bremmer nhận xét h́nh ảnh ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị bắn là "biểu tượng của thời đại" ở nước Mỹ hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng việc sống sót sau vụ ám sát theo cách kịch tính như vậy chỉ có thể giúp Trump trong cuộc bầu cử, bởi đă tạo ra sự tương phản rơ rệt với ông Joe Biden bị cho là đang già đi.
Nh́n lại lịch sử, sau vụ bị trúng đạn vào năm 1981, ông Reagan đă có tỷ lệ ủng hộ tăng thêm 8 điểm phần trăm, đạt mức 70%. Nhưng sự u ám về kinh tế đă kéo tỷ lệ này xuống hơn 40 điểm phần trăm vào cuối năm 1981. Tuy nhiên, Tổng thống Reagan khi đó vẫn c̣n 3 năm để hồi phục kinh tế Mỹ trước cuộc bầu cử năm 1984 và kết quả đă tái đắc cử.
TS Bremmer đặt ra câu hỏi: "Liệu ông Trump có thể biến vụ ám sát vừa rồi thành một cuộc tái tranh cử thành công hơn không?". Trả lời câu hỏi này, vị chuyên gia cho rằng không giống như cựu Tổng thống Reagan bị giảm sự ủng hộ sau hơn nửa năm, ông Trump chỉ chờ thêm chưa đầy 4 tháng nữa để đến kỳ bầu cử. Đây là khoảng thời gian đủ để duy tŕ sự đồng cảm mà ông có được sau vụ ám sát.
Mặc dù vậy, chuyên gia Bremmer chỉ ra rằng sự đồng cảm vừa nêu lớn đến đâu c̣n là câu chuyện khác. Bởi ông cho rằng: "Và tất nhiên, 4 tháng vẫn là một khoảng thời gian dài trong chu kỳ tin tức ngày nay. Chẳng bao lâu nữa, "cuộc chiến" mà Trump đang tham gia vẫn có thể trông rất khác!".
VietBF@sưu tập