Trở lại làm nghề bác sĩ sau ba năm thi hành án, GS.BS Nguyễn Quang Tuấn tṛ chuyện với VnExpress về những biến cố đă trải qua và công việc trong tương lai.
GS Nguyễn Quang Tuấn, 57 tuổi, chuyên gia đầu ngành về bệnh tim mạch, nguyên giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bắt đầu thực hành bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị từ ngày 1/7. Ông vừa măn hạn ba năm tù v́ Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan vụ án nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng trong thời gian làm giám đốc bệnh viện tim.
Ông bị tước chứng chỉ, không bị cấm hành nghề y sau khi chấp hành bản án, do hành vi phạm tội không liên quan đến chuyên môn mà trong công tác quản lư.
- Cảm xúc của ông thế nào khi trở lại bệnh viện với tư cách bác sĩ thực hành?
- Tôi về đây như trở về nhà ḿnh. Đây là môi trường tôi biết từ rất lâu, hồi làm bác sĩ điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai th́ đă đến hội chẩn. Sau đó, tôi hỗ trợ các đồng nghiệp về can thiệp tim mạch, hội chẩn các ca khó. V́ vậy, khi tôi về đây, các em chào đón rất nhiệt t́nh, t́nh thầy tṛ vẫn như xưa.
Hôm qua, khi báo chí đăng tin tôi thực hành bác sĩ trở lại, tôi vui v́ được người dân chào đón, song cũng lo lắng. Tôi muốn có thời gian tập trung học tập, làm việc, nghiên cứu nhiều hơn, khám chữa bệnh tốt hơn. Nhiều đồng nghiệp nhắn tin cho tôi v́ đọc báo mới biết tôi trở về với xă hội, tiếp tục làm nghề.
- Công việc hàng ngày của ông tại viện là ǵ?
- Theo quy định, bác sĩ thực hành phải có đủ 12 tháng làm việc ở một bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa ở tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương. Tuy nhiên, hàng ngày tôi vẫn tư vấn bệnh cho người bệnh, đi buồng cùng các em đồng nghiệp để xem, hội chẩn các ca khó. Tôi cũng tư vấn cho các em xử lư, can thiệp làm sao có chiến lược điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Tôi chưa cầm dao mổ trở lại, bởi mổ hay kư đơn thuốc bệnh án là sau khi có giấy phép hành nghề mới được thực hiện.
- Khi thăm khám bệnh nhân đầu tiên, ông cảm thấy thế nào?
- Bệnh nhân đầu tiên tôi tiếp xúc t́nh cờ lại là một bệnh nhân cũ, 86 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội. Bà bị bệnh tim mạch, 20 năm trước tôi đă đặt stent cho bà ở Bệnh viện Bạch Mai. Khi tôi vào buồng bệnh thăm khám, bà cụ nh́n thấy tôi và ôm chầm lấy, nói "20 năm trước ông cứu tôi, bây giờ ông lại cứu tôi tiếp".
Tôi không diễn tả được cảm xúc của ḿnh lúc ấy, chỉ thấy hạnh phúc khi vẫn được các bệnh nhân của ḿnh nhận ra, chào đón và nói lời cảm ơn.
- Điều ǵ khiến ông quyết định trở lại nghề y sau biến cố?
- Tôi là bác sĩ, đương nhiên tôi sẽ làm nghề y, chữa bệnh cứu người. Cuộc đời có thể có va vấp, nhưng ngă ở đâu đứng dậy từ đó. Điều quan trọng nhất ta vẫn có khả năng, trí tuệ, kiến thức, sức khỏe để cống hiến cho xă hội, cho bệnh nhân. Đây là hạnh phúc của tất cả bác sĩ, không riêng ǵ tôi.
Gia đ́nh, người thân, đồng nghiệp cũng động viên tôi trở lại với nghề. Tôi là người trưởng thành, tác động bên ngoài cũng có, nhưng ḿnh quyết định là quan trọng hơn. Chưa bao giờ tôi có ư tưởng bỏ nghề, hai từ "bác sĩ" nó đă ngấm vào máu chứ không phải là muốn.
Làm bác sĩ thực hành sau 30 năm hành nghề th́ đúng là chưa có tiền lệ. Ít người nào bị như ḿnh mà quay trở lại công việc, hoặc họ trốn tránh thực hành 12 tháng để chuyển sang làm quản lư v́ quản lư không bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Nhưng thực ra được trực tiếp khám chữa bệnh là ước muốn của tất cả bác sĩ.
Quay về vị trí quản lư th́ không phải thực hành, c̣n để trực tiếp khám chữa bệnh, mổ xẻ cho người bệnh bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Bệnh viện Hữu Nghị là môi trường học tập tốt, có đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt bệnh nhân hầu hết là cán bộ đă về hưu, các ca bệnh cực kỳ khó, lớn tuổi, nhiều bệnh. Tôi có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của ḿnh hơn nữa trong chuyên môn.
- Bác sĩ thực hành và giáo sư thực hành khác nhau như thế nào?
- Thực hành ở Bệnh viện Hữu Nghị, tôi được một học tṛ hướng dẫn, cô ấy là tiến sĩ chuyên về tim mạch. Tuy nhiên, lẽ ra tôi phải gọi cô ấy là thầy th́ cô ấy lại gọi tôi là thầy.
Mọi người có thể nghĩ việc tôi "học" là sỉ nhục, nhưng không phải, ai cũng phải học, học măi. Khi tôi làm giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, làm hiệu trưởng trường cao đẳng y tế th́ tôi vẫn học hàng ngày. Tôi không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi học. Học ấm vào thân.
- Ông đă trải qua ba năm qua như thế nào?
- Tôi trải qua như một người đáng bị như vậy và tôi đă hoàn thành để trở về. Tất cả lỗi sai của ḿnh, tôi đă trả giá, bây giờ trở lại một công dân b́nh thường. Tôi vẫn có đầy đủ sức khỏe, hiểu biết, đủ khả năng để khám bệnh, cứu người.
Tôi nhớ nghề khủng khiếp, nhớ trong từng giấc mơ. Trong 12 tháng qua, tôi đọc lại tất cả tài liệu, cập nhật kiến thức mới nhất. Mọi người, gia đ́nh gửi sách vào, qua kiểm duyệt, sau đó tôi được đọc, nghiên cứu. Tôi viết một bộ sách mới lấy tên Minh triết trong lối sống - Bí quyết pḥng ngừa bệnh không lây nhiễm. Nội dung viết về chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt hàng ngày, thói quen, làm sao để điều chỉnh tốt hơn để pḥng ngừa tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Đây là những bệnh gia tăng rất nhiều năm gần đây, gây ra hậu quả về sức khỏe kinh tế, xă hội.
Khi thi hành án, tôi cũng vẫn có cơ hội được làm nghề. Trong tù, có những bệnh nhân cần được hỗ trợ y tế, cần các chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ. Bằng kiến thức, kinh nghiệm của ḿnh, tôi đă tư vấn cho các bác sĩ, hỗ trợ khám bệnh cho các bệnh nhân và các cán bộ trong tù.
Trải qua chuyện này rồi, quan trọng là buông bỏ. Nhưng buông bỏ hào quang bên ngoài, c̣n cái lơi của ḿnh là bác sĩ và thầy giáo th́ không thể buông bỏ. Tôi luôn ước mong sớm trở lại với công việc, khi nào c̣n sức sẽ vẫn tiếp tục làm.
- Sau một năm thực hành bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị, ông dự kiến làm ǵ tiếp theo?
- Tôi muốn vừa học tập, vừa hoàn thành bộ sách của ḿnh. Đây là quà tặng cá nhân tôi đến người dân, cho những người muốn t́m hiểu về lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của ḿnh, chống lại các bệnh không lây nhiễm.
Trở về xă hội tôi phải làm lại từ đầu, sẽ tiếp tục chữa bệnh cứu người. Tương lai tôi sẽ nộp đơn xin vào một trường đại học nào đó để làm công tác giảng dạy.
Người ta lấy đi mọi thứ được nhưng chuyên môn, kiến thức của ḿnh th́ không mất đi đâu cả. Thời gian này tôi muốn giúp cho nhiều bệnh nhân hơn nữa, và hỗ trợ cho học tṛ của ḿnh.
- C̣n với công tác quản lư th́ sao?
- Quản lư nhà nước th́ khó khăn, c̣n quản lư tư nhân th́ nhiều nơi mời nhưng tôi chưa nhận lời. V́ tôi muốn tập trung học tập trong 12 tháng này để lấy giấy phép hành nghề, sau đó sẽ có những kế hoạch tiếp.
Nhiều người nói là bác sĩ giỏi chuyên môn th́ không nên tham gia quản lư. Theo tôi, để quản lư tốt phải hiểu được chuyên môn, có uy tín trong chuyên môn để nói cho anh em hiểu. Người quản lư không có chuyên môn sẽ không hiểu tâm tư các y bác sĩ, không có chuyên môn để đưa ra quyết định có giá trị trong điều trị bệnh, hay định hướng phát triển bệnh viện theo mô h́nh bệnh tật thay đổi theo thời gian.
- Ông muốn nhắn nhủ ǵ với đồng nghiệp và cả bản thân sau biến cố cuộc đời?
- Trải qua biến cố vừa qua, tôi vẫn nghĩ lời thề thiêng liêng của các bác sĩ không bao giờ thay đổi, không bao giờ làm tổn hại bệnh nhân, phải cứu bệnh nhân bằng mọi giá cho dù cái giá phải trả cao như thế nào.
Hăy chiến thắng chính cảm xúc tự ti để làm chủ cuộc sống của ḿnh. Tôi không bao giờ tự ti. Sinh ra không để tự ti, trong lúc hàn vi nhất cũng không tự ti, không làm mất ḿnh. C̣n điều ǵ ḿnh gặp phải có thể là số phận, biến cố, nhưng ḿnh biết ḿnh là ai, biết ḿnh đang làm ǵ.
Trong vụ án của tôi có một số đồng nghiệp vướng vào lao lư, có người lớn tuổi đă về hưu, có một số người trẻ. Tôi mong rằng họ vượt qua mặc cảm, tự ti, khoảng cách xă hội để trở lại cuộc sống. Các bạn hăy vượt qua, tự tin, mạnh mẽ và quyết tâm.
|
|