Mỹ và các đồng minh châu Âu đă kinh ngạc trước những điểm yếu trong cơ sở công nghiệp quốc pḥng chung của ḿnh khi họ hỗ trợ chiến sự.Ông Jim Risch, thành viên đảng Cộng ḥa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết hôm 10 tháng 7 khi phát biểu cùng một số nhà lănh đạo châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington.
"Chúng tôi đă rất sửng sốt. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đă rất sửng sốt trước sự yếu kém và những lỗ hổng trong sản xuất công nghiệp quốc pḥng của chúng ta", ông Risch nói.
Đầu tuần này, Phó Thủ tướng thứ nhất về Quốc pḥng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu rất cần tài trợ cho những nỗ lực củng cố ngành công nghiệp quốc pḥng của khu vực.
Kosiniak cho biết nhu cầu cao về thiết bị quân sự trên toàn cầu đang ngày càng khó cung cấp kịp thời, khiến việc tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc pḥng trở nên cần thiết.
Tài liệu nội bộ hồi tháng 1 của Rheinmetall, tập đoàn vũ khí hàng đầu châu Âu, tiết lộ sản lượng đạn pháo 155 mm của EU chỉ đạt mức 550.000 viên một năm tính đến đầu năm 2024, thấp hơn nhiều so với con số một triệu viên mà Brussels từng công bố, đồng nghĩa khối không thể đáp ứng được cam kết viện trợ đạn pháo với Ukraine và lưu trữ đủ trong kho của ḿnh.Mark Temnycky, chuyên gia tại Trung tâm Á - Âu thuộc viện nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở ở Mỹ cho biết, có ít nhất ba lĩnh vực NATO cần phải giải quyết trong cuộc đua vũ khí với Nga.
Liên minh nên khuyến khích hoạt động chia sẻ công nghệ quân sự để tăng cường khả năng tương tác giữa các thành viên. Điều này sẽ giúp các nước NATO sản xuất vũ khí hiệu quả hơn và xử lư các trở ngại c̣n tồn đọng.
NATO có hơn 1.000 tiêu chuẩn quân sự chung cho các quy tŕnh và vật liệu chế tạo vũ khí, nhưng việc áp dụng tiêu chuẩn nào lại phụ thuộc vào từng nước thành viên.Khối đă cố gắng tiêu chuẩn hóa trang thiết bị quân sự, đặc biệt là đạn dược, để chúng có thể hoán đổi giữa các quốc gia thành viên với nhau, nhưng nỗ lực này đến nay vẫn c̣n hạn chế.
Chia sẻ thông tin giúp giảm sự trùng lặp, cho phép tổng hợp các nguồn lực và tạo ra sự cộng hưởng giữa các thành viên.
Điều đó cũng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho ngành công nghiệp quốc pḥng tại một số quốc gia NATO ṇng cốt như Mỹ và Anh, buộc các thành viên khác của khối phải đóng góp nhiều hơn vào lĩnh vực này, cũng như góp phần tăng cường an ninh tập thể.
Khi hoạt động chia sẻ thông tin được thiết lập và tăng cường, các nước NATO có thể tận dụng những năng lực kỹ thuật mới thu được để mở rộng ngành công nghiệp quốc pḥng của ḿnh.
Ví dụ, các nhà máy vũ khí đă lỗi thời ở Mỹ và châu Âu sẽ được tân trang để có thể sản xuất những khí tài mới và hiện đại hơn.
"Điều này cho phép phương Tây phát triển vũ khí và thiết bị nhanh chóng hơn, qua đó cung cấp cho Ukraine những công cụ cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc xung đột", chuyên gia Temnycky nói.
Ngoài ra, tăng cường sản xuất quốc pḥng c̣n giúp NATO lấp đầy kho vũ khí đang dần cạn kiệt. Đây cũng là cơ hội để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ và châu Âu, qua đó gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, vị chuyên gia này thừa nhận việc tăng cường năng lực mua sắm quốc pḥng của NATO sẽ mất khá nhiều thời gian và không hề dễ dàng và đ̣i hỏi toàn bộ 32 thành viên của khối phải hợp tác chặt chẽ.
|