Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ chưa thảo luận về việc kết nạp Ukraine, song sẽ cung cấp cho nước này một sự đảm bảo an ninh lâu dài và vững chắc.Đây là tuyên bố được các nhà lănh đạo NATO đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào đầu tuần tới (9-11/7) để đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự.
Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg cho biết kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, các quốc gia thành viên NATO đă chi khoảng 40 tỷ euro (43 tỷ USD) mỗi năm để hỗ trợ trang thiết bị quân sự cho nước này và đây sẽ là "mức cơ sở tối thiểu" trong tương lai. Ông Stoltenberg đă thất bại trong việc thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng 100 tỷ euro hỗ trợ Ukraine và đang hướng tới một mục tiêu khiêm tốn hơn. Theo ông Stoltenberg, số tiền sẽ được chia sẻ giữa các quốc gia dựa trên tăng trưởng kinh tế của mỗi nước và các nhà lănh đạo sẽ xem xét lại con số này khi họ gặp lại nhau vào năm 2025.Tuy nhiên khi đề cập đến triển vọng gia nhập NATO của Ukraine, ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đồng ư hợp tác chặt chẽ hơn với lực lượng vũ trang Ukraine. Chúng tôi cũng sẽ hợp tác để xây dựng ngành công nghiệp quốc pḥng của Ukraine và tăng cường hợp tác về đổi mới. Tất cả công việc chúng tôi đang cùng nhau thực hiện là giúp Ukraine mạnh mẽ hơn, có khả năng tương tác cao hơn và chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết để tham gia liên minh của chúng tôi”.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin trong một phát biểu mới đây cũng nhấn mạnh: "Khi chúng ta hướng tới hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới, chúng ta sẽ thực hiện các bước để xây dựng cầu nối tới tư cách thành viên NATO cho Ukraine. Chỉ vài tuần trước, Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Volodymyr Zelensky đă kư một thỏa thuận an ninh song phương quan trọng có thời hạn mười năm, phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài của chúng ta đối với Ukraine. V́ vậy, tôi mong muốn thảo luận thêm nhiều cách để đáp ứng nhu cầu an ninh trước mắt của Ukraine và xây dựng một lực lượng tương lai để đối phó với cuộc xung đột hiện nay”.
Kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, NATO đă cho thấy muốn tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, nhưng cũng không muốn vượt qua lằn ranh đỏ. Đó là sẽ không có tư cách thành viên NATO cho đến khi xung đột tại Ukraine kết thúc và NATO cũng sẽ không triển khai bộ binh tới nước này.
Tại Hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất, các nhà lănh đạo NATO đă nhất trí đẩy nhanh quá tŕnh gia nhập của Ukraine và thành lập một cơ quan cấp cao để tham vấn khẩn cấp. Một số quốc gia cũng hứa sẽ cung cấp thêm thiết bị quân sự. Tuy nhiên, triển vọng gia nhập liên minh quân sự của Ukraine dường như là không khả thi không chỉ vào thời điểm này mà có thể trong nhiều năm nữa.
Sự trỗi dậy của các đảng dân tuư và cực hữu sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua, đặc biệt tại Pháp, Đức và Italy cũng báo hiệu những thay đổi lớn trong nền chính trị châu Âu. Trong khi đó, khả năng tái đắc cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump vào tháng 11 tới cũng là điều mà giới lănh đạo phương Tây phải tính đến. Nhiều quốc gia đồng minh tới nay vẫn ngần ngại cho Ukraine gia nhập NATO do lo ngại nguy cơ bị kéo vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn với Nga.
|