Nike đóng cửa giảm tới 20%, trở thành ngày giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử công ty kể từ họ IPO vào tháng 12/1980. Mức giảm này thổi bay khoảng 28 tỷ USD vốn hóa thị trường của Nike, đưa vốn hóa xuống chỉ c̣n dưới 114 tỷ USD từ mức 142 tỷ USD của ngày trước đó.
CNBC mở đầu bài viết cho rằng, CEO John Donahoe của hăng thể thao Nike dường như đang đứng trên bờ vực thẳm. Đảm nhận "ghế nóng" tại Nike kể từ tháng 1/2020, CEO Donahoe đang dần khiến các nhà đầu tư ở phố Wall thất vọng, mất niềm tin sau khi công ty kết thúc một năm tài chính ảm đạm với nhiều nhiều tin xấu.
Cụ thể, vào thứ năm tuần trước, Nike đă đưa ra cảnh báo rằng doanh số trong quư hiện tại dự kiến sẽ giảm tới 10% - tệ hơn rất nhiều so với mức giảm 3,2% mà các chuyên gia dự kiến trước đó. Chưa kể, công ty cũng công bố mức tăng trưởng doanh số hàng năm chậm nhất trong 14 năm (loại trừ yếu tố đại dịch Covid-19.)
Công ty cũng cho biết họ dự kiến doanh số năm tài chính 2025 sẽ giảm ở mức một chữ số mặc dù trước đó họ phán đoán sẽ tăng trưởng.
Đối mặt với triển vọng kinh doanh ảm đạm từ công ty đồ thể thao lớn nhất thế giới, ít nhất 6 ngân hàng đầu tư cũng đă hạ cấp cổ phiếu Nike. Các nhà phân tích tại Morgan Stanley thậm chí c̣n tiến thêm một bước nữa, họ đặt ra câu hỏi về ban quản lư công ty.
"Mức độ uy tín của ban quản lư Nike đang bị thách thức nghiêm trọng và khả năng xáo trộn ban lănh đạo cấp cao càng làm tăng thêm sự không chắc chắn".
Kể từ khi Donahoe tiếp quản vị trí giám đốc điều hành cấp cao của Nike, cổ phiếu của công ty đă giảm hơn 25% tính đến thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ sáu, kém hiệu quả hơn đáng kể so với cả S&P 500 và XRT– chỉ số tập trung vào các cổ phiếu ngành bán lẻ.
Giám đốc tài chính của Nike, Matt Friend, hôm thứ năm đă quy kết việc cắt giảm dự đoán một số chỉ tiêu kinh doanh là do nhiều yếu tố. Một số yếu tố, như sự yếu kém ở thị trường Trung Quốc và những thách thức về tỷ giá hối đoái, nằm ngoài tầm kiểm soát của Nike. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng một số khác là những vấn đề mà công ty này đă tự tạo ra dưới sự lănh đạo của Donahoe.
Công ty dự kiến các đơn đặt hàng bán buôn sẽ chậm lại v́ họ đang mở rộng các kiểu dáng mới, rút khỏi các thương hiệu nhượng quyền truyền thống. Đặc biệt, công ty cũng đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với các đối tác bán lẻ quan trọng sau khi đă cắt đứt quan hệ với họ trong vài năm qua để chuyển sang chiến lược bán hàng trực tiếp.
Đồng thời, những khách hàng trung thành mua sắm trên trang web của Nike không c̣n mua những đôi Air Force 1, Air Jordan 1 hay Dunks mới, những thương hiệu cốt lơi của công ty. Những người chỉ trích cho rằng các ḍng giày thể thao đă thống trị các sản phẩm của nhà bán lẻ trong thời gian quá dài và khiến khách hàng quay lưng khi họ t́m kiếm những phong cách mới mẻ và thiết kế sáng tạo từ một loạt các đối thủ cạnh tranh mới nổi.
Điều đó khiến Nike phải làm sao t́m ra cách để giành lại một số khách hàng thiết yếu nhất của ḿnh: Những người chạy bộ. Khi nhà bán lẻ này tập trung vào chiến lược bán hàng trực tiếp thay v́ đổi mới, các đối thủ cạnh tranh non trẻ như On Running và Hoka đă giành được thị phần.
"Thật ngớ ngẩn khi cuối mỗi cuộc họp, họ nói về việc chạy bộ là môn thể thao quan trọng mà người tiêu dùng đang tham gia. Chúng tôi đă biết điều đó từ rất lâu rồi, chúng tôi biết rằng người tiêu dùng đă thay đổi suy nghĩ, thói quen sau đại dịch, họ năng động hơn rất nhiều", Jessica Ramírez, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Jane Hali & Associates nói với CNBC. Nhà phân tích này cũng đồng thời nói thêm rằng việc thay đổi ban quản lư tại Nike là "hoàn toàn cần thiết".
"Sau khi các lệnh phong tỏa v́ đại dịch được dỡ bỏ, chúng tôi thấy rằng người tiêu dùng đă áp dụng chạy bộ và nghiêm túc về điều đó và có một số người chạy bộ hàng ngày. Nhưng Nike không có phản ứng tốt với t́nh thế đó", bà nói. "Tôi nghĩ rằng khi ban lănh đạo một công ty không phản ứng tốt với những thay đổi quan trọng của người tiêu dùng, th́ công ty đó chắc chắn có vấn đề".
Kevin McCarthy, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Neuberger Berman th́ nói rằng công ty cần thay đổi ban quản lư và suy đoán rằng hợp đồng lao động của Donahoe có thể sớm hết hạn.
McCarthy phát biểu trên chương tŕnh "Clearing Bell" của CNBC rằng: "Mọi thứ mà bạn cho là sai với công ty này dường như đều xuất phát từ khâu thực hiện, quản lư và mọi thứ khác".
"Nike hiện có một vài ứng viên nội bộ rất có năng lực, cũng có một vài ứng viên cũ của Nike đă được thảo luận, và cũng có cả những đối thủ cạnh tranh khác đă được thảo luận. Nhưng tôi nghĩ rằng người ta cho rằng ban lănh đạo của công ty này sẽ thay đổi trong sáu tháng tới".
Công bằng mà nói với Donahoe, đại dịch Covid-19 thực sự bùng phát ở Mỹ chưa đầy hai tháng sau khi ông nhậm chức, và ông phải vật lộn với t́nh trạng đóng cửa các cửa hàng, làm việc từ xa và sự thay đổi liên tục về sở thích và khả năng của người tiêu dùng.
Dù giá cổ phiếu của công ty có thể giảm, doanh số hàng năm của Nike đă tăng khoảng 37% dưới sự lănh đạo của ông, từ 37,4 tỷ USD trong năm tài chính 2020 lên 51,36 tỷ USD trong năm tài chính 2024.
Thậm chí khi ai đó đặt câu hỏi với Phil Knight, người sáng lập và chủ tịch danh dự của Nike, câu trả lời có thể vẫn là "Donahoe đang làm rất tốt".
"Tôi đă thấy kế hoạch tương lai của Nike và hoàn toàn tin tưởng vào chúng", Knight nói với CNBC trong một tuyên bố. "Tôi lạc quan về tương lai của Nike và John Donahoe có sự tin tưởng vững chắc và sự ủng hộ hoàn toàn của tôi".
Theo: CNBC