Trong lịch sử nhân loại, có không ít bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể lư giải được. Một trong những bí ẩn này có hiện tượng cơn mưa 'mang theo dịch bệnh' diễn ra tại Oakville (Washington, Mỹ) cách đây tṛn 3 thập kỷ.
Thị trấn Oakville, nơi diễn ra “cơn mưa” chất nhầy lạ hồi tháng 8/1994. Ảnh: Mentalfloss
Chính xác là lúc 3 giờ sáng ngày 7/8/1994, một số người dân ở thị trấn Oakville, Washington (Mỹ), nghe thấy tiếng lộp bộp nên nghĩ là mưa rào. Nhưng lạ lùng, thay v́ nước mưa, người ta lại thấy những hạt nhầy chảy chậm trên kính, giống như keo. Khi mở cửa, người dân thấy, một chất sền sệt kích thước bằng nửa hạt gạo trở lên rơi từ trên trời xuống.
Tổng cộng hiện tượng này diễn ra 6 lần trong ṿng 3 tuần. Từ đây, báo chí Mỹ đă gọi là cơn mưa "mang theo dịch bệnh" hay "chất nhầy dịch bệnh Oakville" (Oakville Blobs). Một số tờ báo c̣n cho rằng nó mang theo dịch bệnh khiến người dân thị trấn bị đổ bệnh, chết không rơ lư do.
Vào ngày 19/8/1994, nhà báo Tom Paulson ở Seattle (Mỹ) đă viết bài nói về sự kiện này, đăng trên tờ The Lewiston Tribune: "Hai lần trong hai tuần xuất hiện cơn mưa chất nhờn trong suốt, sền sệt xuất hiện trên trang trại rộng 12ha của gia đ́nh nhà Barclifts.
Theo Dịch vụ Thời tiết Quốc gia (NFS), họ nhận được tin báo từ một người đàn ông không rơ danh tính về hiện tượng nói trên. Theo mô tả của người đàn ông này, đây là các chất nhầy kiểu như các hạt kim loại nóng rơi từ trên trời xuống.
Những hạt nhầy trong “cơn mưa” lạ ở thị trấn Oakville năm 1994. Ảnh: Getty Images
Khoa học nói ǵ về hiện tượng Oakville Blobs?
Một bệnh viện được cho là đă xem xét về hiện tượng Oakville Blobs dưới kính hiển vi và cho thấy các "hạt mưa" này có chứa một số tế bào bạch cầu con người. Điều này đă dấy lên tranh luận, có thể Oakville Blobs là chất thải lỏng từ nhà vệ sinh máy bay.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), điều này khó xảy ra v́ chất lỏng trong nhà vệ sinh thường có màu xanh lam, khiến nó được gọi là "băng xanh".
Một giả thiết thứ hai giải thích cho hiện tượng trên là nó có liên quan đến việc sứa bị nổ tung. Vào thời điểm đó, Phi đội bay chiến đấu cơ 354 của Mỹ thả bom xuống Thái B́nh Dương. Cảnh sát trưởng Oakville Gary Greub đă nhận được tin báo có một đàn sứa bị nổ tung v́ bom nên đă xảy ra hiện tượng Oakville Blobs.
Thông qua loạt phim mang tựa đề Files Of The Unexplained (tạm dịch: Những hồ sơ chưa có lời giải), Paul Johnson, Phó Giáo sư sinh học tại Đại học Bắc Georgia, cho rằng có khả năng một phần cơ thể sứa bị bắn vào khí quyển và tích tụ trong mây và gây ra mưa.
Mưa động vật không phải điều mới lạ nhưng tổng cộng 6 lần mưa chất nhầy rơi xuống thành phố, nên rất khó h́nh dung mảnh vụn sứa có thể trôi nổi trong không trung lâu như vậy.
Vào ngày 20/8/1994, tờ The New York Times đưa tin về kết quả phân tích từ Bộ Sinh thái bang Washington (WSDE) do Tiến sĩ Mike Osweiler đứng đầu. Theo đó, "những đốm màu bí ẩn là vật thể sống và có chứa một số tế bào có kích cỡ khác nhau".
Những kết quả này dường như đă "thổi bay" câu chuyện về tế bào bạch cầu của con người v́ các tế bào này không có nhân. Đối với loài sứa, chúng là sinh vật đa bào thuộc ngành Cnidaria, được tạo thành từ các tế bào nhân chuẩn giống như các động vật khác, có chứa nhân cùng với các bào quan có màng khác.
Những hạt nhầy trong “cơn mưa” lạ ở thị trấn Oakville năm 1994 - Ảnh: Getty Images
Oakville Blobs gây dịch bệnh?
Theo BBC, trong 3 tuần tiếp theo, có thêm 5 báo cáo khác về những đốm màu kỳ lạ này. Trong đó, một số người cho rằng, họ đă bị ngă bệnh do tiếp xúc với chúng. Mặc dù kết luận cho thấy có hai loại khuẩn nhưng nhiều giả thuyết khác đă được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này, bao gồm cả việc thử nghiệm vũ khí quân sự bí mật nhưng không có bằng chứng.
Cũng không có bằng chứng cho rằng, sứa đă bị xé thành từng mảnh và bị cuốn vào tầng b́nh lưu do hoạt động ném bom của Không quân Mỹ ở Thái B́nh Dương.
Những đốm màu này không hề rơi từ trên trời xuống, được gọi là "thạch sao" như được đề cập trong các báo cáo khoa học và thơ ca từ thế kỷ 17. Chất mà người ta gọi là "thạch sao" có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau: động vật lưỡng cư, tảo, nấm mốc, thậm chí cả tinh thể natri polyacrylate, đôi khi được sử dụng trong nông nghiệp.
Vào năm 2012, natri polyacrylate đă hấp thụ nước từ một cơn băo để tạo thành các đốm màu sền sệt ở Bournemouth và rất có thể những đốm màu ở Oakville cũng tương tự như vậy. Dù giả thiết là ǵ th́ đến nay, không ai có thể xác định được "giọt mưa" này là cái ǵ? Bằng cách nào chúng lại gây ra cơn cảm cúm cho người dân thị trấn Oakville?
Tuy có rất nhiều đồn đoán khác nhau nhưng đến nay, sự kiện trên vẫn là một bí ẩn trong lịch sử nhân loại, ngay cả khoa học hiện đại cũng chưa có lời giải đáp.