Trang Verité Cachée đă đăng một đoạn video về một người tự nhận ḿnh là Jacques Bertin - nhân viên của đại lư Bugatti ở Paris đă bán xe cho Đệ nhất Phu nhân Ukraine Olena Zelenska.
Tin đồn
Tờ Newsweek (Mỹ) ngày 2/7 đưa tin, trang web tiếng Pháp Verité Cachée (nghĩa là: Sự thật ẩn giấu) đă đăng một bài viết với tiêu đề "Bà Olena Zelenska đă trở thành chủ sở hữu đầu tiên của mẫu xe Bugatti Tourbillon hoàn toàn mới".
Bài viết cáo buộc rằng hai vợ chồng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Olena Zelenska đă được hăng Bugatti giới thiệu riêng chiếc xe này trong chuyến thăm Pháp vào tháng trước nhân dịp kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ D-Day Normandy.
Bài viết cho biết, bà Zelenska rất "ấn tượng" với mẫu xe Bugatti mới và đă đặt hàng để trở thành chủ sở hữu của một trong số 250 chiếc xe đầu tiên được lên kế hoạch sản xuất.
Verité Cachée đă đăng những ǵ được cho là bản sao hóa đơn của chiếc ô tô mới sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2026 với mức giá 4,5 triệu euro.
Sự thật
Theo Newsweek, trang Verité Cachée đă đăng một đoạn video về một người tự nhận ḿnh là Jacques Bertin - nhân viên của đại lư Bugatti ở Paris đă bán chiếc xe cho bà Zelenska. Đoạn video này đă được chia sẻ bởi các trang web nghi vấn khác và người dùng Aussie Cossack trên mạng xă hội X.
Tuy nhiên, nhiều người dùng X đă b́nh luận rằng đây là video giả mạo, làm tăng thêm nghi ngờ về tính chân thực của nhân vật trong video cũng như bản sao hóa đơn.
"Video này là một video deepfake [một loại kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra h́nh ảnh, âm thanh và video giả mạo, sai sự thật]. Anh chàng này không có thật và điều này chưa bao giờ được nói ra", một người dùng X viết.
Cũng có người dùng X mô tả 'Aussie Cossack' là Simeon Boikov - một nhà tuyên truyền những thông tin có lợi cho Điện Kremlin.
Kyle Glen của Trung tâm Phục hồi Thông tin (CIR) – một tổ chức chống lại thông tin sai lệch có trụ sở tại London - đă viết trên X rằng: "Video rơ ràng là do AI tạo ra."
Trong khi đó, Trung tâm chống thông tin sai lệch Ukraine (CCD), cho biết trong một chủ đề trên X rằng, trang web Verité Cachée của Pháp mới được tạo vào ngày 22/6/2024 và chứa các bài báo thân Nga về cuộc chiến ở Ukraine.
CCD cho biết thêm, người tự xưng là nhân viên của đại lư Bugatti trong video nói trên chỉ có bốn bài đăng trên Instagram, "với bài viết đầu tiên được đăng chỉ 4 ngày trước. Điều đáng chú ư là người đàn ông trong video có dấu hiệu của deepfake".
CCD cũng cáo buộc đây là "tṛ giả mạo" được tung ra trước hội nghị thượng đỉnh NATO "nhằm làm mất uy tín của giới lănh đạo hàng đầu của Ukraine trên trường quốc tế".
Kết luận
Tóm lại, theo Newsweek, tin đồn rằng Đệ nhất Phu nhân Ukraine Olena Zelenska đă chi 4,5 triệu euro cho một chiếc xe siêu sang đă xuất hiện trên một trang web mà Trung tâm chống thông tin sai lệch Ukraine cho biết chỉ mới được lập ra vài ngày trước đó.
Một đoạn video có chủ đích chiếu cảnh một nhân viên Bugatti mô tả về giao dịch này đă bị người dùng mạng xă hội và các nhà phân tích chỉ ra là do AI tạo ra, trong khi có người dùng X lưu ư cáo buộc này được chia sẻ bởi một tài khoản được mô tả là "nhà tuyên truyền của Điện Kremlin".
Theo Newsweek, Tổng thống Zelensky đă đưa ra những tuyên bố công khai chống tham nhũng ở Ukraine, đặc biệt là do tính nhạy cảm của các yêu cầu liên tục của Kyiv về viện trợ phương Tây để chống lại Nga, và v́ vậy mục đích của tin đồn này có thể là khiến dư luận hoài nghi về lư do phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hăng xe Bugatti cũng cho biết trong tuyên bố được đưa ra vào ngày 2/7 rằng, đại lư của họ ở Paris đă trở thành nạn nhân của vụ việc và "kiên quyết lên án chiến dịch phát tán thông tin sai sự thật này".
Bugatti khẳng định không có giao dịch nào như vậy diễn ra, và bản sao hóa đơn bị đưa lên mạng xă hội cũng là giả.
VietBF@ Sưu tập
|