Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 6/2024, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay: 'Chúng tôi muốn trở thành thành viên của BRICS. Hăy xem chúng tôi có thể đạt được ǵ trong năm nay'.
Việc gia nhập BRICS sẽ giúp chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận một thị trường rộng lớn. (Nguồn: Odin Land)
Theo RT, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - thể hiện sự quan tâm đáng kể đến việc gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), xem đây là một bước quan trọng để đẩy mạnh ảnh hưởng quốc tế và tiềm năng kinh tế.
Đất nước này đă đặt mục tiêu đa dạng hóa quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển nhanh chóng.
Việc gia nhập BRICS sẽ giúp chính quyền Ankara tiếp cận một thị trường rộng lớn, có cơ hội đẩy mạnh thương mại và đầu tư với các nền kinh tế hàng đầu của các nước đang phát triển.
Thổ Nhĩ Kỳ đă nhiều lần phải đối mặt với những khó khăn và hạn chế tài chính do các tổ chức kinh tế phương Tây như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) áp đặt.
Việc gia nhập BRICS sẽ tạo điều kiện để Ankara tiếp cận Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của BRICS và Thỏa thuận Dự trữ dự pḥng, cho phép nước này đảm bảo nguồn tài trợ theo các điều khoản thuận lợi hơn và với ít cam kết chính trị hơn.
Điều này cũng giúp tăng cường đáng kể ảnh hưởng và uy tín quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn có những rào cản nghiêm trọng làm phức tạp quá tŕnh này.
Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây, khiến vấn đề gia nhập BRICS được đánh giá sẽ phức tạp hơn. Quyết định trở thành thành viên BRICS của Ankara có thể vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Washington và các đồng minh phương Tây.
Ngoài ra, mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, BRICS đă quyết định tạm dừng kết nạp thành viên mới.
Trang web Bộ Ngoại giao Nga dẫn lời ông Lavrov xác nhận: “Với đa số phiếu áp đảo trong 'Nhóm 10 nước', BRICS đă quyết định tạm dừng kết nạp các thành viên mới và tập trung vào việc giúp các nước mới gia nhập khối (hồi đầu năm) ḥa nhập vào nhóm".