Việc ngừng sử dụng tất cả nguyên liệu và linh kiện do Trung Quốc sản xuất sẽ là thách thức thực sự với Mỹ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí quân sự.
Tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu đă thúc đẩy Mỹ theo đuổi chính sách "giảm rủi ro" với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đặc biệt đối với lĩnh vực quốc pḥng, Washington dường như muốn tách hoàn toàn khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, tách được hay không th́ lại là câu chuyện khác.
Trung Quốc hiện đóng vai tṛ là nhà sản xuất hàng đầu thế giới, cung cấp mọi thứ từ nguyên liệu thô được sử dụng để chế tạo các thiết bị cơ bản, kim loại đất hiếm cho đến các thiết bị công nghệ cao, vốn rất cần thiết cho việc sản xuất một số vũ khí tối tân nhất của Mỹ.
Nhiều nguyên liệu, linh kiện do Trung Quốc sản xuất được sử dụng để chế tạo vũ khí Mỹ. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Sẽ hỗn loạn nếu bỏ Trung Quốc
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm, khi đề cập đến xuất khẩu vũ khí toàn cầu, Trung Quốc chỉ chiếm thị phần tương đối khiêm tốn là 6,6%.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại chiếm tới 20% thương mại sản xuất toàn cầu. Do đó, bức tranh sẽ rất khác khi nh́n vào các thành phần được sử dụng để chế tạo vũ khí.
Nếu loại bỏ tất cả các bộ phận và linh kiện do Trung Quốc sản xuất khỏi vũ khí hiện có hay bỏ khỏi chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp vũ khí quốc tế, điều này sẽ dẫn đến hậu quả hỗn loạn cho các nhà sản xuất vũ khí trên toàn thế giới.
Các nhà sản xuất tên lửa dẫn đường chính xác sẽ gặp khó khăn trong việc t́m thiết bị cảm biến, có thể không đủ ống kính hồng ngoại cho kính nh́n đêm, hay t́nh trạng thiếu hụt sợi chống đạn sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến nguồn cung cấp áo giáp.
Điều này cũng có thể khiến chiến sự ở Ukraine đột ngột dừng lại. Hầu hết các vũ khí do phương Tây viện trợ cho Kiev sẽ không thể tiếp tục xuất xưởng v́ thiếu các bộ phận quan trọng, từ tên lửa chống tăng Javelin đến hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với vũ khí của Nga, từ máy bay không người lái đến xe bọc thép.
Dây chuyền sản xuất của tiêm kích tàng h́nh F-35 Lightning II của Lockheed Martin, được coi là trụ cột của quân đội Mỹ và các đồng minh, sẽ bị đ́nh trệ trong khi đội bay hiện tại hết phụ tùng thay thế.
Động cơ và hệ thống điều khiển chuyến bay của F-35 sử dụng nam châm hiệu suất cao, được làm từ vật liệu đất hiếm như neodymium, dysprosium và praseodymium - tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. V́ Trung Quốc cũng thống trị ngành chế biến đất hiếm toàn cầu nên sẽ không có nguồn thay thế ngay lập tức cho những nam châm cao cấp này.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, Trung Quốc cũng “gần như độc quyền hoàn toàn về gali, một khoáng chất quan trọng dùng để sản xuất vi mạch hiệu suất cao, cung cấp năng lượng cho một số công nghệ quân sự tiên tiến nhất của Mỹ”.
CSIS cho biết Trung Quốc sản xuất 98% nguồn cung gali thô của thế giới và kiểm soát phần lớn gali được chiết xuất từ quặng bauxite.
Tập đoàn Rand, tổ chức tư vấn quốc pḥng cho Lầu Năm Góc có trụ sở ở thành phố Santa Monica (bang California, Mỹ), cũng cho biết rằng trong số 37 khoáng chất liên quan đến các ứng dụng quốc pḥng th́ có 18 loại tập trung ở Trung Quốc.
Pin tiên tiến, công nghệ được Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ Kathleen Hicks mô tả là “thiết yếu cho hàng ngh́n hệ thống quân sự” như máy bay không người lái và xe điện, cũng là một lĩnh vực mà Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng từ khai thác, chế biến và sản xuất linh kiện đến lắp ráp pin.
Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc đầu năm nay, kiểm tra các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của quân đội Mỹ và chỉ ra các cách để giảm thiểu chúng, cho biết Trung Quốc cung cấp 94% lithium hydroxide, 76% cell và 76% chất điện phân của thế giới.
Ngay cả đối với các nguyên liệu thô cơ bản, Trung Quốc cũng nắm giữ vị trí thống trị. Nước này là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các sản phẩm kim loại trung gian vốn rất cần thiết cho toàn bộ các loại vũ khí, với sản lượng c̣n nhiều hơn bảy quốc gia xếp ngay sau cộng lại.
Theo nền tảng thu thập dữ liệu Statista, Trung Quốc sản xuất một nửa thép thô của thế giới, khối lượng nhôm và đồng tinh luyện lớn nhất, và xuất khẩu gấp đôi lượng vật liệu này so với nhà sản xuất đứng thứ hai.
Sự bùng nổ nhanh chóng của ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc là một mối lo ngại khác đối với Washington, có thể khiến Mỹ tụt hậu trong việc sản xuất các phương tiện vận tải quân sự của tương lai.
Khó cũng vẫn phải tách rời
Do căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như lỗ hổng được nh́n thấy rơ ràng trong chuỗi cung ứng toàn cầu vào thời kỳ COVID-19, việc xây dựng lại ngành sản xuất trong nước và giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trên cả hai đảng phái chính trị.
Ngay trong tháng đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đă kư một sắc lệnh hành pháp nhằm xây dựng "các chuỗi cung ứng của Mỹ có khả năng phục hồi".
Tuy nhiên, theo Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc pḥng quốc tế cao cấp tại Tập đoàn Rand, thành công của việc định h́nh lại chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ có thể nhanh chóng xác định và phát triển các nguồn thay thế cho đất hiếm và các vật liệu quan trọng khác như thế nào.
Lấy ví dụ về chip, lĩnh vực bị xem là điểm yếu của Trung Quốc hiện tại.
Mỹ đă tiến hành hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các loại chip và thiết bị tiên tiến nhất được sử dụng để sản xuất chúng, đồng thời thúc đẩy các đồng minh như Nhật Bản và Hà Lan, những quốc gia sản xuất các linh kiện chính, làm theo.
Mặc dù Bắc Kinh đang cố gắng tự chủ trong lĩnh vực này bằng cách phát triển ngành công nghiệp riêng, nhưng hiện tại Trung Quốc đại lục vẫn phải nhập khẩu gần một nửa chip bán dẫn của thế giới, trong đó nhiều chip đến từ Đài Loan.
Phức tạp ở chỗ, nhiều chip này sau đó được sử dụng để sản xuất các sản phẩm điện hoặc linh kiện điện tử mà Trung Quốc sau đó xuất khẩu ra thế giới, bao gồm cả cho các nhà thầu quốc pḥng Mỹ.
Theo công ty thông tin mua sắm quốc pḥng Govini, năm ngoái, 41% chất bán dẫn trong các hệ thống vũ khí và cơ sở hạ tầng liên quan của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Chúng có thể được t́m thấy trong một số vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ, từ tàu chiến (bao gồm cả tàu sân bay lớp Ford), máy bay ném bom tàng h́nh, máy bay chiến đấu cho đến tên lửa đạn đạo và chống hạm.
Dù vậy, ông Eugene Gholz, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame ở Indiana, cho rằng Mỹ vẫn có những lợi thế đáng kể so với Trung Quốc nhờ nền kinh tế linh hoạt và đổi mới hơn, đồng thời có thể tiếp cận nhiều nhà cung cấp thay thế hơn.
Như đối với đất hiếm, Mỹ có thể t́m đến các "quốc gia thân thiện hơn" như Australia, nước có trữ lượng phong phú một số khoáng chất quan trọng và đă hợp tác với Mỹ để phát triển các khoáng chất quan trọng như đất hiếm, vonfram và coban.
Ông Gholz nhận định rằng Washington đang trên đà đạt được mục tiêu tách rời quân sự. "Khi xác định được các trường hợp cụ thể về các thành phần từ Trung Quốc trong hệ thống vũ khí của Mỹ, Mỹ và các nhà thầu quốc pḥng hàng đầu của họ nh́n chung có thể t́m được nguồn thay thế".
VietBF@sưu tập