Khi đi dạo ở nơi hươu sinh sống, người dân có thể bắt gặp những con hươu non nằm cuộn tṛn một ḿnh dưới gốc cây hoặc bụi rậm. Tuy nhiên, chúng thực chất không cần được giải cứu.
Hươu trưởng thành đă t́m ra một biện pháp khéo léo để đi kiếm ăn sau khi sinh. Thay v́ để con non chưa vững chân làm chậm chuyến đi, chúng giấu con vào những nơi khó phát hiện.
Hươu con cũng là những chuyên gia ẩn nấp. Con non của đa số loài hươu đều có các đốm trên lưng, mờ dần khi chúng trưởng thành. Đặc điểm này giúp chúng ngụy trang khi c̣n nhỏ. Trong khi hươu mẹ đi kiếm ăn, các con con sẽ nằm cuộn tṛn bất động. Hươu sơ sinh thậm chí dành hơn 95% thời gian để ẩn náu theo cách này.
Với những loài thú lớn trên cạn, đây là một trong hai phương pháp thường gặp để giữ cho con non sống sót ngoài tự nhiên. Trong khi hươu là "kẻ ẩn nấp", một số động vật khác như ḅ rừng bison và cừu sừng lớn lại là "kẻ bám theo" - con non vừa chào đời ngay lập tức đứng dậy và đi theo mẹ khắp nơi. Hươu con bắt đầu cuộc sống theo cách thư thái hơn, chỉ đứng dậy để uống sữa mẹ trước khi hươu mẹ trở lại đồng cỏ kiếm ăn.
Việc t́m thấy hươu con nằm một ḿnh trong rừng có thể khiến nhiều người lo sợ nó gặp rắc rối và tiến hành "giải cứu", nhưng đây là sai lầm lớn. Hươu mẹ ghi nhớ nơi giấu con và nếu chúng bị người mang đi th́ có khả năng nó sẽ không thể t́m lại con. Việc đưa hươu con đi có thể làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của chúng. Bên cạnh đó, hươu cũng khó sống trong điều kiện nuôi nhốt.
Các cơ quan động vật hoang dă khuyến cáo không nên chạm vào hươu con ngoài tự nhiên v́ chúng rất hiếm khi bị bỏ rơi và hươu mẹ thường chỉ ở cách đó không xa. Sự hiện diện của con người có thể ngăn cản nó quay lại.
Có một số trường hợp ngoại lệ như phát hiện hươu con bên cạnh mẹ đă chết, bị thương hoặc đang cố gắng lôi kéo sự chú ư và kêu lên đau đớn. Trong những trường hợp này, người phát hiện nên gọi cho cơ quan động vật hoang dă địa phương để được trợ giúp. Các chuyên gia sẽ đánh giá t́nh h́nh và đưa ra những bước tiếp theo cần làm.
|