Khi có những nghi vấn về việc vợ ngoại t́nh, người chồng âm thầm đưa các con đi xét nghiệm, kết quả sau đó khiến người trong cuộc vô cùng bất ngờ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền (Hà Nội) cho biết, từng tiếp nhận một người đàn ông tên Hùng, hơn 30 tuổi, ở Hà Nội đến làm xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống cha-con. Trước đó, người đàn ông này nghi ngờ vợ ngoại t́nh, do chưa có chứng cớ nên “cực chẳng đă” anh mới phải đi làm xét nghiệm.
Anh Hùng kết hôn được 10 năm, có 3 con chung với vợ. Do công việc thường xuyên phải đi công tác xa, anh ít có thời gian bên gia đ́nh. Gần đây, anh nghe nhiều người đồn đại, vợ anh có quan hệ ngoài luồng với anh trai ḿnh, nhưng anh không tin. Tuy nhiên, mỗi lần anh đi công tác về, vợ luôn t́m lư do để không chung chăn gối khiến anh thêm ngờ vực.
Nghi ngờ vợ ngoại t́nh, anh Hùng đưa 3 con đi xét nghiệm ADN. Ảnh minh họa.
Nghi ngờ không có chứng cứ, anh Hùng sợ trách oan vợ nên quyết định làm xét nghiệm ADN với con. Ban đầu, anh chỉ định thực hiện với hai đứa con sau, v́ cậu cả ai cũng khen giống anh như đúc. Ngày mang mẫu đi xét nghiệm, anh tặc lưỡi “tiện thể th́ làm cho cả 3 con xem sao”.
Vài ngày sau, anh Hùng sốc khi đọc kết quả, vội hỏi lại lănh đạo trung tâm v́ sợ nhầm lẫn. "V́ sao bé đầu giống tôi nhất lại cho kết quả không cùng huyết thống với tôi? Hai cháu gái không có nét giống bố lắm, nhưng lại là con ruột. Có nhầm lẫn ǵ chăng?”, anh hỏi.
Bà Nga giải thích, việc bề ngoài giống nhau không thể khẳng định hai người là huyết thống. Kết quả xét nghiệm AND được chạy bằng máy, có độ chính xác lên đến 99,9%, không thể nhầm lẫn. Có thể quan hệ của người đàn ông này và bé trai kia là bác/chú - cháu nên nh́n bề ngoài có nét tương đồng. Nghe giải thích, anh Hùng ngồi thụp xuống và lẩm bẩm, hóa ra bản thân đă bị cắm sừng ngay từ khi mới lấy nhau mà anh không hề hay biết.
Bà Nga cho biết, mối quan hệ huyết thống cha-con được xác định do gene, không phải vẻ bề ngoài. Nhiều trường hợp giống nhau như đúc nhưng khi làm xét nghiệm ADN lại không cùng huyết thống.
ADN là phân tử mang thông tin di truyền dùng cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các sinh vật. Trong quá tŕnh sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. Việc xét nghiệm có thể thực hiện từ các mẫu tế bào niêm mạc miệng, máu, tóc, móng tay, móng chân, cuống rốn, nước ối, bàn chải đánh răng để khẳng định quan hệ huyết thống. Độ chính xác của xét nghiệm ADN lên tới 99,99999%.
Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều người h́nh thức bề ngoài rất giống nhau, nhưng không hề có quan hệ huyết thống. Thậm chí, có trường hợp c̣n khác nhau về quốc gia, châu lục nhưng vẫn có vẻ ngoài giống nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc con người nh́n thấy một người giống hệt ḿnh là do gặp phải ảo giác. Số khác th́ cho rằng do chứng rối loạn thần kinh, trong đó có chứng rối loại đa nhân cách và tâm thần phân liệt.
Hai người đàn ông không cùng huyết thống nhưng lại giống nhau như đúc. Ảnh: Brightside.
Các chuyên gia tại Viện nghiên cứu bệnh bạch cầu Josep Carreras ở Barcelona, Tây Ban Nha, khi nghiên cứu các cặp người không liên quan có ngoại h́nh giống nhau để xác định tác động của di truyền và môi trường đối với ngoại h́nh của họ.
Qua nghiên cứu cho thấy, doppelgangers (đôi) trong nghiên cứu không chỉ có khuôn mặt, chiều cao và cân nặng tương tự nhau mà c̣n có những điểm tương đồng về một số khía cạnh trong hành vi của họ. Tuy nhiên, họ vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không ai trên thế giới hoàn toàn giống nhau, kể cả những người sinh đôi. Do đó hiện tượng người giống người này mang tính ngẫu nhiên và trùng hợp, chứ không phải là một hiện tượng bí ẩn ma mị. Có thể h́nh thức bề ngoài ngẫu nhiên giống nhau, nhưng chắc chắn gene của người đó sẽ khác nhau.