Mỹ đă thừa nhận thẳng thắn rằng không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược về vũ khí trong bối cảnh hiện nay. V́ vậy, "điểm tựa" để san sẻ nỗi lo này của Washington không đâu khác là các đồng minh thân cận và các đối tác có cùng lợi ích.
Sự thừa nhận thẳng thắn
Trang mạng Nikkei Asia vừa qua đă đăng bài phỏng vấn Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel đánh giá về hợp tác quốc pḥng Mỹ-Nhật Bản và nhận định hợp tác phát triển, sản xuất và bảo tŕ vũ khí sắp triển khai giữa Mỹ và Nhật Bản có thể được áp dụng cho các nước khác.Ngay trước cuộc họp khai mạc Diễn đàn hợp tác, mua sắm và bảo tŕ công nghiệp quốc pḥng (DICAS) tổ chức tại Tokyo vào tuần tới, Đại sứ Emanuel khẳng định Nhật Bản có nhiều ngành sản xuất, kỹ thuật, tiềm năng công nghiệp.DICAS được công bố tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào tháng 4 vừa qua nhằm mở rộng sản xuất hệ thống pḥng không Patriot ở Nhật Bản, cùng hợp tác phát triển máy bay huấn luyện trong tương lai và mở rộng việc bảo tŕ các tàu Hải quân Mỹ tại các xưởng đóng tàu tư nhân tại Nhật Bản.
Đây là nguồn nỗ lực bổ sung cho cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Mỹ vốn đang gặp khó khăn để có thể đáp ứng nhu cầu cao.
T́nh trạng thiếu lao động và thiếu kỹ sư dày dạn kinh nghiệm đă gây khó khăn để mở rộng sản xuất ở Mỹ, khiến Trung Quốc tận dụng cơ hội, mở rộng vị trí dẫn đầu về số lượng tàu chiến.
Nhận định về t́nh trạng sản xuất vũ khí hiện nay ở Mỹ, Đại sứ Emanuel cho rằng: “Nói thẳng ra là chúng tôi không có cơ sở công nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ và mục tiêu chiến lược”.
Theo Đại sứ Mỹ, dưới áp lực cung cấp đạn dược và trang thiết bị cho Ukraine và Trung Đông, cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Mỹ “rơ ràng đang rất căng. Và chúng ta phải nghĩ khác, làm khác và áp dụng mức độ khẩn cấp khác. Nhật Bản là đối tác lớn trong giải pháp đó”.
"Điểm tựa" là đồng minh và đối tác
DICAS tổ chức phiên họp trù bị vào ngày 9/6 và hội nghị bàn tṛn với các đại diện ngành công nghiệp quốc pḥng Nhật Bản và Mỹ vào ngày 10/6. Sau đó, ngày 11/6, giới chức hai bên tổ chức nhóm làm việc DICAS đầu tiên, tập trung vào lĩnh vực sửa chữa tàu.
Đáng chú ư, DICAS diễn ra “đúng hai tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Kishida Fumio tới Mỹ.Nói về sự hợp tác lần này giữa Mỹ và Nhật Bản, Đại sứ Emanuel nhấn mạnh “chúng tôi sẵn sàng triển khai thực hiện. Không chỉ để tiết kiệm chi phí mà c̣n tiết kiệm thời gian. Chúng ta có thể phối hợp sản xuất những ǵ? Chúng ta có thể cùng nhau phát triển những ǵ? Đó là sự thừa nhận rằng Mỹ và một đồng minh của ḿnh có thể đóng vai tṛ quan trọng trong việc tăng cường khả năng răn đe”.
Tuy nhiên, Đại sứ Emanuel không nêu tên quốc gia đồng minh - đối tác tiềm năng cho sự hợp tác tương tự.
Năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney (Australia) công bố báo cáo đề xuất các đối tác trong nhóm Bộ tứ (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia chuẩn bị hậu cần hàng hải để sẵn sàng tiếp nhiên liệu, tái vũ trang, tiếp tế, sửa chữa và khôi phục hoạt động của các tàu hải quân tương ứng tại xưởng đóng tàu của nhau trong thời gian ngắn.
Đại sứ Emanuel cho rằng có khả năng Mỹ, Nhật Bản và Australia phối hợp thiết kế tàu thủy, máy bay và cùng sản xuất trong tương lai.
Ông Emanuel đưa ra dẫn chứng sự phối hợp gần đây giữa Israel và Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đă bắn rơi 99% trong số 300 quả đạn từ cuộc tấn công giữa tháng 4 của Iran. Thậm chí Mỹ c̣n triển khai huấn luyện chặt chẽ hơn với các đối tác Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), một chiếc máy bay thường cần 3 triệu bộ phận, trong khi tên lửa cần khoảng 1 triệu bộ phận. Để duy tŕ ưu thế quân sự trước các đối thủ như Trung Quốc và Nga, Mỹ cần một chuỗi cung ứng mạnh mẽ.
Với ngành công nghiệp quốc pḥng đang hoạt động hết công suất, Mỹ sẽ khai thác thêm nguồn lực của các nhà thầu quốc pḥng ở Nhật Bản và các đồng minh, đối tác khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
|