Trong nhà nghệ sĩ Vũ Phương Khanh c̣n không đủ ghế để ngồi, cả nhà chỉ có hai chiếc ghế nhựa.
Mới đây, tại chương tŕnh Thương đời gạo chợ nước sông, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Kư đă tới thăm nhà nghệ sĩ cải lương Vũ Phương Khanh.
Nghệ sĩ Vũ Phương Khanh từng nổi tiếng với vai Lê Nhu trong vở cải lương Gánh cỏ sông Hàn. Hiện tại, ông đă ở tuổi U80 nhưng vẫn phải sống nghèo khổ, cơ cực trong một căn nhà cũ nát đă xuống cấp, chật hẹp, lụp xụp, nằm sâu vùng ngoại thành Sài G̣n.
![](https://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=2384332&stc=1&d=1717811180)
Khi nhóm nghệ sĩ tới thăm, trong nhà nghệ sĩ Vũ Phương Khanh c̣n không đủ ghế để ngồi, cả nhà chỉ có hai chiếc ghế nhựa và chất đầy đổ đạc v́ quá chật chội. Nghệ sĩ Vũ Phương Khanh c̣n phải đi mượn ghế hàng xóm cho khách ngồi.
Đă rất lâu mới có khách tới chơi nên nghệ sĩ Vũ Phương Khanh rất mừng rỡ. Được biết, ông đang bị đau khớp gối cùng nhiều bệnh tật khác, đi lại khó khăn nhưng mỗi ngày vẫn phải chạy xe 40km đi làm.
Ông nói: "Tôi phải ráng đi làm kiếm cơm chứ, không làm ai nuôi tôi. Con trai tôi cũng khó khăn quá nên không giúp ǵ được tôi. Tôi đi dạy ca cổ ở tận B́nh Chánh, từ nhà tôi tới đó 20 cây số, cả đi cả về cũng 40 cây số. Mỗi tuần tôi dạy đôi ba lần.
Học tṛ đóng tiền cho tôi, tôi chia phần trăm lại cho Nhà văn hóa, c̣n bao nhiêu tôi giữ. Học tṛ tôi dạy không nhiều, chỉ có hơn chục đứa, nên tiền nhận về chẳng được bao nhiêu.
Học tṛ học vài buổi, biết ca rồi là bỏ đi chứ không ở lại với tôi. Mục đích của các học tṛ tới học chỉ để biết ca rồi đi hát ở các tụ điểm chứ không học để theo nghề cải lương.
Từ nhỏ tới giờ tôi không rượu chè, thuốc lá nên tới giờ sức vẫn c̣n, vẫn đi dạy được. Hồi xưa, tôi đi nhiều đoàn cải lương lắm, cũng phải đi mười mấy đoàn. Tôi chỉ có một thằng con trai và một vợ.
Nhà này tôi ở cũng được hơn 10 năm rồi. Trước đây tôi ở B́nh Thạnh với con trai nhưng giờ chuyển về đây. Tôi đi dạy một tháng chỉ kiếm được vài triệu nhưng cũng đủ sống qua ngày.
Mọi người bảo tôi đi làm xa quá, già rồi c̣n lái xe đi mấy chục cây số nhưng tôi chẳng có nghề ǵ khác, chỉ biết nghề đi dạy này, học tṛ ở đó th́ tôi phải tới đó".
VietBF@sưu tập