Nhân chứng ngày 4/6/1989 trên Quảng trường Thiên An Môn: Thoát chết trong gang tấc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhân chứng ngày 4/6/1989 trên Quảng trường Thiên An Môn: Thoát chết trong gang tấc
Theo như các nhóm nhỏ t́nh nguyện viên “duy tŕ sự ổn định” hoặc những người về hưu đeo băng đỏ trên tay đă canh gác các khu vực trung tâm Bắc Kinh kể từ tuần trước, khiến an ninh được thắt chặt và việc tiếp cận Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh bị hạn chế vào ngày tưởng niệm 35 năm cuộc đàn áp 4/6 và ngày này vẫn là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc.

Các sinh viên và người dân địa phương đă tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 14/5/1989 trong phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989. Tấm biểu ngữ có nội dung: Không tự do th́ thà chết. (Ảnh: CATHERINE HENRIETTE/AFP via Getty Images)

Trước dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Lư Hằng Thanh (Li Hengqing), cựu lănh đạo phong trào sinh viên tại Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, đă có một cuộc phỏng vấn độc quyền với phóng viên của The Epoch Times. Trong đó, ông Lư kể lại nguyên nhân dẫn đến sự kiện này cùng trải nghiệm thoát chết trên quảng trường. Ông Lư hy vọng rằng, The Epoch Times và các phương tiện truyền thông có lương tâm khác, cũng như những trí thức chính nghĩa sẽ không ngừng lên tiếng cho sự thật lịch sử này.

Ngày 4/6 năm nay đánh dấu 35 năm ngày chính quyền Trung Quốc cho xe tăng và súng tiến vào Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để giết hại các học sinh, sinh viên đứng lên v́ dân chủ. Trong khi ở nhiều nơi trên thế giới đang tổ chức các buổi tưởng niệm th́ ở Hong Kong và Trung Quốc, sự kiện này lại bị ngăn cấm.

Hôm 28/5, cảnh sát Hong Kong đă lần đầu tiên viện dẫn Điều 23 trong “Luật Cơ bản” để bắt giữ 6 người ở Hong Kong với cáo buộc đăng bài viết có liên quan đến dịp kỷ niệm 35 năm ngày 4/6 lên mạng xă hội. Chính quyền Hong Kong c̣n nói rằng, có một số người đă lợi dụng "những ngày nhạy cảm" để tạo ra vấn đề và kích động người dân căm ghét chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cũng như chính quyền Hong Kong.

Chính quyền Trung Quốc cũng đă thắt chặt kiểm soát những người bất đồng chính kiến có liên quan đến sự kiện ngày 4/6/1989. Số lượng cảnh sát kiểm tra điện thoại di động trên tàu điện và xe buưt ở Trung Quốc cũng tăng đột biến. Ngoài ra, c̣n không thể nh́n thấy những thông tin có liên quan đến ngày 4/6 trên các nền tảng mạng xă hội ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đang dùng h́nh thức gây áp lực cao để ép người dân xóa bỏ phần kư ức lịch sử này.

Tuy nhiên, đối với rất nhiều người, kư ức lịch sử dù có bi thảm đến thế nào đi nữa th́ cũng không thể xóa nḥa được. Ông Lư Hằng Thanh, lănh đạo phong trào sinh viên ngày 4/6/1989, người đă thoát chết trong gang tấc trên Quảng trường Thiên An Môn vào 35 năm trước, là một trong số đó. Ông Lư năm nay 57 tuổi, là một nhà kinh tế và hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

Tài khoản X @LiHengqing của ông Lư Hằng Thanh với 38 ngh́n người theo dơi. (Ảnh chụp màn h́nh)

Bối cảnh lịch sử

Kể từ khi chính quyền Trung Quốc thực hiện chính sách “cải cách và mở cửa” vào năm 1978, nó đă mang lại một loạt vấn đề mang tính hệ thống như mua quan bán chức, giao dịch tiền quyền, tham nhũng, đặc quyền… Những vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng, ngày càng khơi dậy sự bất b́nh trong nhân dân Trung Quốc, cuối cùng dẫn đến việc bùng nổ phong trào sinh viên vào tháng 12/1986. Những người tham gia phong trào này yêu cầu chính quyền Trung Quốc thực hiện cải cách hệ thống chính trị, đồng thời hô vang các khẩu hiệu như “Muốn dân chủ”, v.v.

Ông Lư Hằng Thanh kể lại rằng, phong trào sinh viên năm 1986 là nguyên nhân lịch sử dẫn đến một loạt sự kiện tiếp theo.

Sau khi xảy ra phong trào sinh viên 1986, ông Đặng Tiểu B́nh đă gọi ông Hồ Diệu Bang (khi đó là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc) và ông Triệu Tử Dương (khi đó là Thủ tướng Trung Quốc) đến nhà nói chuyện. Ông Đặng nói rằng phong trào sinh viên là một sự việc rất lớn; Trung Quốc “không thể sao chép nền dân chủ của giai cấp tư sản, không thể áp dụng tam quyền phân lập”.

Ảnh chụp ngày 1/9/1981 tại Bắc Kinh, Trung Quốc của ông Hồ Diệu Bang (phải) và ông Đặng Tiểu B́nh (trái). (Ảnh: AFP via Getty Images)

Ông Hồ Diệu Bang, một Tổng bí thư tương đối cởi mở của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ, đă bị buộc phải từ chức vào tháng 1/1987 và sau đó lại bị chỉ trích là "tự do hóa giai cấp tư sản".

Ngày 15/4/1989, ông Hồ Diệu Bang qua đời. Sau đó, một số người đă tổ chức các hoạt động tưởng niệm và mít tinh trên Quảng trường Thiên An Môn. Tiếp đến, họ đ̣i dân chủ, tự do và phản đối nạn quan liêu tham nhũng, những điều này đă dần trở thành cốt lơi trong những yêu cầu mà các sinh viên đưa ra.

Ông Lư Hằng Thanh cho biết, lễ truy điệu ông Hồ Diệu Bang đă được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 22/4/1989, có hàng chục ngh́n sinh viên ở Bắc Kinh đă tập trung bên ngoài cổng phía đông của Đại lễ đường Nhân dân. Sau đó, ba đại diện sinh viên đă quỳ xuống bậc thềm bên ngoài cổng phía đông để nộp đơn thỉnh nguyện lên chính quyền. Trọng tâm của đơn thỉnh nguyện này là đánh giá lại những công lao và lỗi lầm của ông Hồ Diệu Bang, cũng như bảo vệ quyền tự do của người dân và phản đối việc mua bán quan chức.

Ngày 19/4/1989, các sinh viên ở Bắc Kinh tập trung ở dưới chân tượng đài các anh hùng nhân dân trên Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của ông Hồ Diệu Bang, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nhà cải cách theo chủ nghĩa tự do. (Ảnh: CATHERINE HENRIETTE/AFP via Getty Images)

Tuyên bố băi khóa

Ông Lư Hằng Thanh kể lại: “Hôm đó, đúng lúc tôi trở lại trường, sau khi làm thí nghiệm xong, các em khóa dưới chạy đến nói với tôi: Không thể lên lớp nữa, phải băi khóa. V́ khi đó tôi là hội trưởng hội sinh viên của khoa. Tôi nói, đang yên đang lành làm sao lại phải băi khóa? Họ đă kể cho tôi việc sinh viên quỳ xuống đưa đơn thỉnh nguyện. Tôi nghe xong liền rất tức giận, tôi nói: Băi khóa! Băi khóa! Kết quả là Khoa Hóa của Đại học Thanh Hoa chúng tôi là hội sinh viên đầu tiên kêu gọi băi khóa".

Ông Lư cho hay, quyết định này đă khiến Đảng ủy Đại học Thanh Hoa sợ hăi và lập tức gọi điện đến văn pḥng hội sinh viên để t́m kiếm ông. "Họ cho rằng việc đó là do các sinh viên tự thực hiện và nhân danh hội sinh viên. Tôi nói: Tôi biết. Họ lại nói: Anh biết à? Thế anh có đồng ư không? Tôi nói tất nhiên là tôi đồng ư rồi".

“Tôi nói với họ rằng, nếu sinh viên quỳ xuống nộp đơn thỉnh nguyện mà không có ai ra tiếp nhận th́ đây có phải là chính quyền của nhân dân không? Tất nhiên nên băi khóa, kháng nghị”.

Sau khi đảng ủy của nhà trường thấy thái độ của ông Lư như vậy, họ đă ngăn không cho ông nói tiếp.

"Người gọi cho tôi lúc đó là ông Trần Hy (Chen Xi). Lúc đó ông ấy là Trưởng ban sinh viên trong Đảng ủy trường, ông ấy vốn là Bí thư Đoàn Thanh niên. Chính là người bây giờ làm đại nội tổng quản cho ông Tập Cận B́nh, hiện là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương. Hồi ấy chúng tôi là anh em tốt”.

Ông Lư Hằng Thanh nói, sau khi băi khóa, họ đă đi ra ngoài để tham gia diễu hành kháng nghị.

Hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đă xuống đường biểu t́nh, với sự hỗ trợ của người dân Bắc Kinh, họ đă lấp đầy đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 27/4/1989. (Ảnh: CATHERINE HENRIETTE/AFP via Getty Images)

Trước khi xảy ra cuộc thảm sát, t́nh thế thay đổi chóng mặt

Vào ngày 26/4/1989, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ - đă đăng một bài xă luận trên trang nhất nói rằng, cần phải có lập trường rơ ràng, phản đối t́nh trạng bất ổn và tuyên bố rằng có một số rất ít người có động cơ kín đang âm mưu lật đổ ĐCSTQ và hệ thống chính trị hiện hành. Tuyên bố này đă khiến các sinh viên tức giận, các cuộc biểu t́nh và kháng nghị của sinh viên đă nổ ra tại nhiều thành phố lớn vào ngay đêm hôm đó.

Ngày 16/5, ông Triệu Tử Dương (khi này đă là Tổng bí thư ĐCSTQ) đă gặp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev khi ông Gorbachev tới thăm Trung Quốc. Ông Triệu tiết lộ với ông Gorbachev rằng, kể từ Hội nghị Trung ương 3 của Ủy ban Trung ương (Ban Chấp hành Trung ương) ĐCSTQ khóa XI năm 1978, ông Đặng Tiểu B́nh đă được công nhận là lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và là người ra quyết định trong các vấn đề quan trọng. Ông Triệu nói thêm: “Chúng tôi chưa công bố tin tức này ra thế giới bên ngoài”.

Từ ngày 16-18/5, hàng triệu người dân thuộc mọi tầng lớp xă hội ở Bắc Kinh đă xuống đường biểu t́nh và lập kỷ lục về cuộc biểu t́nh lớn nhất trong lịch sử Bắc Kinh. Một số người chủ trương theo dân chủ c̣n viết thư gửi các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ và khẳng định lại yêu cầu của các sinh viên. Ngoài ra c̣n có hơn 1.000 trí thức ở Bắc Kinh đă cùng ra “Tuyên bố ngày 16/5” để ủng hộ các sinh viên.

Ngày 17/5, các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đă mở hội nghị tại nhà của ông Đặng Tiểu B́nh, chính ông Đặng là người đề xuất áp đặt thiết quân luật đối với Bắc Kinh. Vào chập tối cùng ngày, khi Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ thảo luận về kế hoạch thiết quân luật, ông Triệu Tử Dương bày tỏ rằng không thể thực hiện việc thiết quân luật.

Vào sáng sớm ngày 19/5, ông Triệu Tử Dương đă cùng ông Ôn Gia Bảo (khi đó đang là Chánh Văn pḥng Trung ương ĐCSTQ) đến Quảng trường Thiên An Môn và kêu gọi các sinh viên mau chóng chấm dứt việc tuyệt thực. Ông Triệu nói: “Các bạn sinh viên vẫn c̣n trẻ, tương lai c̣n dài", "Chúng tôi đă già rồi, không đáng kể ǵ". Đây cũng là lần cuối cùng ông Triệu Tử Dương xuất hiện trước công chúng.

Vào sáng sớm ngày 19/5/1989, ông Triệu Tử Dương (người ở giữa, cầm loa) đến Quảng trường Thiên An Môn và kêu gọi các sinh viên mau chóng chấm dứt việc tuyệt thực. (Ảnh: XINHUA/XINHUA/AFP via Getty Images)

Sang ngày 20/5, Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đă chính thức tuyên bố thực thi thiết quân luật và huy động ít nhất 30 sư đoàn từ 5 quân khu lớn, cuối cùng có tới 250.000 binh sĩ được điều đến Bắc Kinh. Vào ngày 23/5, ở Bắc Kinh lại có một cuộc tuần hành khác với hàng triệu người tham gia và hô khẩu hiệu “Lư Bằng từ chức” (lúc này ông Lư Bằng đang là Thủ tướng Trung Quốc).

Ông Lư Hằng Thanh cho biết lúc đó họ đang ở Thiên An Môn, có rất nhiều người dân thường đă tham gia chặn các xe quân sự đang tiến vào thành phố.

Ngày 1/6, ông Lư Bằng nộp báo cáo lên Bộ Chính trị ĐCSTQ và gọi những người biểu t́nh là khủng bố và phản cách mạng; Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố, quân đội Mỹ đang can dự vào phong trào sinh viên này nhằm lật đổ sự thống trị của ĐCSTQ.

Những người lính vũ trang của quân đội Trung Quốc che mặt khi họ được chụp ảnh vào ngày 20/5/1989 tại Bắc Kinh trên đường đến Quảng trường Thiên An, sau khi Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức tuyên bố thực thi thiết quân luật. (Ảnh: CATHERINE HENRIETTE/AFP via Getty Images)

Quân đội tiến vào Bắc Kinh trấn áp, xe tăng đè bẹp người dân

Ngày 3/6, ông Lư Bằng và những ủy viên khác trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị đă gặp gỡ quân đội Trung Quốc và các quan chức thành phố Bắc Kinh để xác định cách thực thi thiết quân luật. Họ mô tả sự kiện này là “bạo loạn phản cách mạng” và quyết định hành động vào đêm hôm đó, cho quân đội và cảnh sát vũ trang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, và kiên quyết thực hiện nhiệm vụ thiết quân luật.

Ông Lư Hằng Thanh kể lại: “Đêm ngày 3/6, quân đội lái xe tăng xông vào và trực tiếp, công khai giết người trên đường Trường An. Sau đó tất cả các tàu điện ngầm đều biến thành tàu chở binh lính. Lúc đó, chúng tôi đều không biết, đột nhiên có rất nhiều binh lính đi ra từ Đại lễ đường Nhân dân và Bảo tàng Lịch sử. Trong các đường hầm dưới ḷng đất ở Bắc Kinh cũng đă có binh lính phục kích ở đó”.

"Quân đội nổ súng ở phố Đông và Tây Trường An, xe tăng lao vào. Có rất nhiều người dân thường chết trên phố Trường An. Mà chiếc xe tăng đó tàn nhẫn đến mức nào? Xe tăng đuổi theo học sinh, sinh viên và cuối cùng nghiến qua người họ…”. Ông Lư nói, ông Phương Chính (Fang Zheng), người hiện đang sống ở thành phố San Francisco, Hoa Kỳ chính là “một nhân chứng sống".

Bức ảnh chụp một công dân Hong Kong trong buổi tưởng niệm sự kiện "Thiên An Môn 1989" dưới ánh nến ở Công viên Victoria, Hong Kong vào ngày 4/6/2020. Tấm áp phích mà người này đang cầm là h́nh người đàn ông vô danh nổi tiếng, được gọi là Người đàn ông Xe tăng (Tank Man), đang một ḿnh chặn đoàn xe tăng của quân đội Trung Quốc trên Đại lộ Trường An ở Bắc Kinh vào năm 1989. (Ảnh: ANTHONY WALLACE / AFP via Getty Images)

Khi đó, ông Lư Hằng Thanh là người đứng đầu phong trào sinh viên tại Đại học Thanh Hoa. Ngày 3/6, v́ cảm thấy không khỏe nên ông quay về Bệnh viện Thanh Hoa để truyền dịch. Các sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn muốn ông quay lại quảng trường nên ông đă tháo ống truyền dịch và quay trở lại.

"Ánh lửa có ở khắp nơi trên Quảng trường Thiên An Môn, xe tăng đă lao tới. Đây là lần đầu tiên tôi nh́n thấy một chiếc xe tăng. Tôi vốn tưởng rằng xe tăng chạy không nhanh". Ông Lư kể lại, khi ấy ở mọi ngă tư đều có rào chắn, nhưng "[xe tăng] có thể đánh bay những chướng ngại vật đó ngay lập tức, bạn nói xem nó nhanh đến mức nào!"; "Lúc đó thực sự giống như một cuộc giết người hàng loạt trong thành phố".

Ông Lư Hằng Thanh mô tả: "[Rồi tôi] nh́n lên trời, trên trời như dệt ra một tấm lưới. Sau này tôi mới biết băng đạn súng tiểu liên có 10 viên đạn, trong đó có 9 viên là đạn thật và một viên là đạn dẫn đường, chính là viên đạn dẫn đường đó tạo ra những vệt sáng".

“Đột nhiên, quân đội dường như chui từ dưới ḷng đất lên và có mặt ở khắp nơi. Tuy nhiên, mọi người vẫn kiên tŕ và kiên tŕ. Khi đó, tôi ước tính có ít nhất 20.000 đến 30.000 học sinh, sinh viên vẫn ở trên quảng trường".

Các binh sĩ của quân đội Trung Quốc nhảy qua một rào cản trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 4/6/1989 trong cuộc xung đột với những người dân và sinh viên bất đồng chính kiến. (Ảnh: CATHERINE HENRIETTE/AFP via Getty Images)

‘Hăy sống sót trở về!’

Ông Lư Hằng Thanh nói, lúc ấy Quảng trường Thiên An Môn ngày càng trở nên nguy hiểm hơn: “Chúng tôi vẫn đang ở chỗ đài tưởng niệm trên Quảng trường Thiên An Môn, và tất cả chúng tôi đều quyết tâm: muốn chết tại quảng trường. Sau khi quân đội nổ súng, có rất nhiều người bị thương và những người bị thương ở các nơi dần được chuyển tới quảng trường. Có một trạm tiếp đón được tạm thời dựng lên ở góc đông bắc của Quảng trường Thiên An Môn".

Theo lời kể của ông Lư, khi đó, tất cả các bệnh viện đều không được cấp cứu cho những người bị thương trên quảng trường và cũng không có một chiếc xe cứu thương nào xuất hiện. V́ vậy, có rất nhiều người bị thương và người chết chất đống ở góc đông bắc của quảng trường.

Nhiều người dân Bắc Kinh đă tự nguyện dùng xe ba bánh để kéo những người bị thương ra ngoài. Ông Lư c̣n nh́n thấy một chiếc taxi “chất đống” những người bị thương lên xe, ông nói: “Thật sự là chất đống, thậm chí c̣n đặt cả người lên mui xe".

Tại nơi mà ông Lư Hằng Thanh đứng có mấy y tá và một bác sĩ chịu trách nhiệm xác nhận: ai cứu được sẽ chuyển đi, c̣n ai không cứu được th́ không nên lăng phí công sức vận chuyển.

“Tôi tận mắt chứng kiến ​​một sinh viên cơng bạn cùng lớp trên lưng và cầu xin bác sĩ cho lên xe. Bác sĩ nh́n rồi nói không cứu được. Người sinh viên đó đă khóc và quỳ xuống đất cầu xin bác sĩ. Bác sĩ nói: Không được, thực sự không cứu được”. Bác sĩ đó nói: “Tôi đă qua đó xem rồi, trên ngực cậu ấy có một lỗ lớn, khẳng định là không cứu được nữa”.

Ông Lư nói: “Lúc đó [tôi] không sợ chết, chỉ muốn chết ở đó. Khắp người tôi đầy máu, đều là máu của người khác. Lúc ấy chỉ có một nguyện vọng là: chết ở đó”. “Nhưng sau đó tôi b́nh tĩnh lại và nghĩ, không được, phải đưa những sinh viên này rời đi, họ là hạt giống của dân chủ".

Sau đó, ông Lư Hằng Thanh và những thủ lĩnh phong trào sinh viên khác đang ở trên quảng trường đă biểu quyết về việc có nên sơ tán hay không. Kết quả là đa số đồng ư sơ tán, mọi người bắt đầu tản đi theo lá cờ của Đại học Thanh Hoa.

Theo ông Lư Hằng Thanh mô tả, khi đó họ đă mở một lối ra từ góc đông nam của Quảng trường Thiên An Môn và sơ tán khi trời c̣n chưa sáng.

Lá cờ của Đại học Thanh Hoa được dựng lên, các sinh viên đi theo sau. "Tôi là người đầu tiên đứng dưới lá cờ, nếu tôi bị đánh hạ, những người phía sau sẽ tiếp tục tiến lên. Tất cả các trường đại học đều đi theo lá cờ Thanh Hoa”, ông Lư nói.

Sau khi các sinh viên chủ chốt rời đi, trên quảng trường vẫn c̣n rất nhiều người, bao gồm cả người dân thường. V́ vậy, ông Lư Hằng Thanh đă quay trở lại quảng trường và dùng loa điện để kêu gọi các học sinh, sinh viên sơ tán; họ lại thành lập một đội duy tŕ trật tự tạm thời và nắm tay kéo người dân và học sinh, sinh viên ra khỏi quảng trường.

Ông Lư kể rằng: “Lúc đó, phía sau chúng tôi có một chiếc xe tăng, cách chúng tôi khoảng hơn 20 mét. Lần đầu tiên tôi nh́n thấy nó, nó phun khói đen cuồn cuộn và đuổi theo sau”.

Phía sau xe tăng chính là những binh lính với súng và đạn thật. "Đến giờ tôi vẫn nhớ, khi đó tôi đă hét lên: Chúng ta đổ máu như vậy là đủ rồi. Bây giờ chúng ta nên sống sót trở về! Hăy sống sót trở về! Đừng đổ máu thêm nữa!", ông Lư kể lại.

Những binh lính Trung Quốc với súng và xe tăng vẫn ở trên đường phố Bắc Kinh vào 5/6/1989. (CATHERINE HENRIETTE/AFP via Getty Images)

Được cứu sống trong gang tấc

Mặc dù phần lớn người dân đă sơ tán nhưng vẫn c̣n rất nhiều sinh viên, trong đó có cả người dân thường, bày tỏ quyết tâm không rời đi. "Khi đó mọi người rất kích động, các sinh viên cũng rất kích động, bạn nghĩ xem, nhiều người chết như vậy rồi!".

Đột nhiên, nhiều lính thủy đánh bộ xuất hiện ở dưới cổng Chính Dương của Quảng trường Thiên An Môn và bắt đầu hô lên, nhắm vào những người c̣n lại trên quảng trường: “Kẻ xấu, biến đi! Kẻ xấu, biến đi!”. Mọi người vô cùng tức giận, rất nhiều người đă mắng chửi đám binh lính đó là "Ḷng lang dạ sói!".

Đột nhiên, có một tiếng súng vang lên, và những người lính thủy đánh bộ kia lao về phía họ.

"Khi vừa nghe thấy tiếng súng, tôi liền sững người, chuyện xảy ra ngay sau lưng tôi”. Ông Lư giải thích, v́ lúc đó “tôi đang quay lưng về phía họ, đứng đối mặt với những sinh viên và người dân đó, tay cầm loa điện và ra sức kêu gọi [mọi người rời đi]".

“Kết quả là lúc đó tôi choáng váng, đứng chết trân tại đó… Đột nhiên có mấy bàn tay ôm tôi lại và chạy một mạch…”.

Ông Lư hơi xúc động và nói: “Tôi đă được những người dân đó lôi đi, chạy một mạch đến tận con đường vắt sang Đại Sách Lan, không hề bị thương. Phát súng đó, có lẽ những người lính đó đă nâng ṇng súng chếch lên 1 thốn" (1 thốn bằng khoảng 3 cm).

"Lúc đó xe tăng chạy tới, lập tức chiếm giữ con đường ở góc đông nam. Chính những người dân đó đă cứu tôi, nếu không hậu quả thật không tưởng tượng nổi".

Sau đó, ông Lư Hằng Thanh bắt đầu cuộc sống lưu lạc, ẩn náu và trốn tránh sự truy đuổi của chính quyền.

Cuối cùng, ông Lư vẫn bị bắt và bị đưa đến trại tù Tần Thành ở Bắc Kinh, nơi chính quyền Trung Quốc giam giữ các quan chức cấp cao. Một năm sau, ông Lư được ra tù; và sau đó, trải qua bao thăng trầm, ông đă ra nước ngoài...

Nhân kỷ niệm 35 năm Sự kiện ngày 4 tháng 6, ông Lư Hằng Thanh xúc động nói rằng, lúc đó ông nghĩ: “Khi về già, tôi sẽ kể cho con cháu của ḿnh rằng: Trong sự kiện ngày 4/6/1989, ông nội của các con đă không hề mềm yếu, đă ở đó đấu tranh chống lại ĐCSTQ. Tôi nghĩ, đây là điều cơ bản của việc làm người”.

Cuối cùng, ông Lư Hằng Thanh nói với phóng viên của The Epoch Times rằng t́nh h́nh hiện nay ở Trung Quốc rất tồi tệ, nhiều người đă bị ĐCSTQ tẩy năo rất kinh khủng, những người lớn lên trong môi trường ấy vẫn tin vào những lời tuyên truyền đầu độc của ĐCSTQ. Ông hy vọng rằng những phương tiện truyền thông có lương tâm như The Epoch Times và những trí thức công bằng, chính nghĩa sẽ tiếp tục nói lên sự thật lịch sử về sự chuyên chế tà ác của ĐCSTQ. “Chúng ta đang chống lại sự tẩy năo, nói lên sự thật và tiết lộ chân tướng”.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 4 Weeks Ago
Reputation: 67738


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 139,696
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ntdvn-gettyimages-1131699449.jpg
Views:	0
Size:	299.6 KB
ID:	2382890  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,810 Times in 10,215 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 159 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.13542 seconds with 12 queries