Việc bầu ra người kế nhiệm cố Tổng thống E. Raisi và giáo chủ Ali Khamenei đang được Iran khẩn trương tiến hành. Đáng lưu ư, IRGC có sức ảnh hưởng ...
Ngày 19/5/2024, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đă thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở tỉnh Đông Azerbaijan.
Là một trong các nhà lănh đạo trung thành nhất với Giáo chủ Ali Khamenei và là một trong những người thực hiện xuất sắc nhất đường lối đối nội, đối ngoại của Cộng ḥa Hồi giáo, ông Raisi mất đi là một tổn thất to lớn đối với chính phủ và người dân Iran.
Việc bầu ra người kế nhiệm cố Tổng thống E. Raisi và giáo chủ Ali Khamenei đang được tiến hành khẩn trương để tiếp tục chính sách của Tehran.
Những khó khăn, thách thức trong cuộc bầu cử Tổng thống mới
Những khó khăn, thách thức của cuộc bầu cử: Theo hiến pháp Iran, Tổng thống sẽ được bầu trong ṿng 50 ngày kể từ khi chức vụ này bị bỏ trống. Ngày 20/5/2024, Chủ tịch Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami thông báo cuộc bầu cử bất thường để bầu ra Tổng thống mới của Iran sẽ được tổ chức vào ngày 28/6/2024.
Việc tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống trong thời gian ngắn như vậy là một nhiệm vụ không dễ dàng. Các phe phái chính trị tại Iran đang lợi dụng t́nh h́nh khó khăn hiện nay để tranh giành chức Tổng thống.
Ông Ebrahim Raisi - khi đó là ứng cử viên Tổng thống Iran - vẫy tay chào giới truyền thông tại một trạm bỏ phiếu ở Iran ngày 18/6/2021. Ảnh: AP
Trước đó, cuộc bầu cử Tổng thống tháng 6/2021 có đến 600 nhân vật tham gia tranh cử, sau khi sàng lọc đă chọn ra được 4 ứng cử viên vào phút chót. Kết quả, ông E. Raisi theo đường lối bảo thủ đă giành thắng lợi với 62% số phiếu.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất tại Iran, với sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị nổi bật sau vụ tấn công bằng tên lửa chưa từng có vào Israel. Hiện IRGC cũng đang t́m cách để giành thắng lợi trong bầu cử sắp tới.
Ngoài ra, các thế lực bên ngoài không thể bỏ qua cơ hội này để can thiệp vào cuộc bầu cử, nhằm đạt được kết quả có lợi cho ḿnh.
Các thủ tục ứng cử: Các ứng cử viên cho ghế này có thể tự ứng cử từ 30/5 đến 3/6/2024. Sau đó, Bộ Nội vụ và Hội đồng Giám hộ sẽ kiểm tra xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn hay không.
Iran có những quy định rơ ràng đối với các ứng cử viên Tổng thống. Các công dân Iran ở độ tuổi từ 40 đến 75 có “tiểu sử xứng đáng”, có tŕnh độ học vấn ít nhất là thạc sĩ và có kinh nghiệm ở các vị trí lănh đạo đều có thể ra ứng cử.
Nhà lănh đạo tinh thần của Iran, giáo chủ Ali Khamenei có thể bác bỏ bất kỳ ứng cử viên nào. Như vậy, những nhân vật không phù hợp với đường lối hiện nay của Iran có thể bị loại ngay từ ṿng đầu.
Ủy ban bầu cử quốc gia cho biết, việc đăng kư ứng viên sẽ được tiến hành từ 30/5/2024 đến 3/6/2024.
Danh sách các ứng cử viên cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 11/6/2024. Chiến dịch vận động tranh cử kéo dài từ 12/6 đến 27/6/2024. Cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc sẽ được tổ chức ngày 28/6/2024.
Danh sách các ứng cử viên tiềm năng: Truyền thông Iran vừa nêu tên các ứng cử viên tiềm năng cho chức Tổng thống gồm quyền Tổng thống Mohamad Mokhber, các cựu Tổng thống Hassan Rouhani, Mahmoud Ahmadinejad, cựu Chủ tịch Quốc hội từ năm 2008-2020, một chính trị gia ôn ḥa, một triết gia, cựu sĩ quan IRGC Ali Larijani và đương kim Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Qalibaf và cựu Phó Tổng thống thứ nhất Eshaq Jahangiri dưới thời Tổng thống Hassan Rouhani (2013-2021).
Ngoài ra, một danh sách các nhân vật cũng có thể tham gia tranh cử gồm cựu Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif, đại biểu Quốc hội Masoud Pezeshkian, cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương Abd-ol Nasser Hemmati, con trai cố Tổng thống Rafsanjani, Mohsen Hashemi, Thị trưởng Tehran Alireza Zakani, cố vấn Lănh đạo Tối cao về các vấn đề chính trị Ali Shamkhani, Bộ trưởng Bộ Du lịch, Di sản Văn hóa và Thủ công Seyed Ezatollah Zarghami, đại biểu Quốc hội Ali Motahhari và một số quan chức khác, trong đó đặc biệt có một phụ nữ là cựu Phó Tổng thống Iran về các vấn đề Phụ nữ và Gia đ́nh Shahindokht Moulaverdi.
Lănh tụ tối cao được lựa chọn như thế nào?
Lănh tụ tối cao - Giáo chủ Ali Khamenei là nhân vật thứ hai được bầu lên kể từ Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, sau khi Ayatolah Khomeini qua đời năm 1989. Lănh tụ tối cao được nhóm 88 giáo sĩ được gọi là Hội đồng Chuyên gia bầu lên.
Các thành viên của Hội đồng Chuyên gia được người Iran bầu chọn 8 năm một lần, nhưng các ứng cử viên cho cơ quan này phải được Hội đồng giám hộ chấp thuận.
Các thành viên của Hội đồng giám hộ được Lănh đạo tối cao trực tiếp hoặc gián tiếp lựa chọn. Do đó, Lănh tụ tối cao có ảnh hưởng lớn ở cả hai cơ quan.
Trong 3 thập kỷ qua, Ali Khamenei đă t́m cách đưa những nhân vật bảo thủ vào Hội đồng, những người này sẽ tuân theo chỉ đạo của ông trong việc chọn người kế nhiệm. Sau khi được bầu, Lănh tụ tối cao có thể giữ chức vụ này suốt đời.
Theo hiến pháp Iran, nhà lănh đạo tối cao phải có cấp bậc Ayatollah, nghĩa là ông ta phải là một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng theo ḍng Shia. Tuy nhiên, khi Ali Khamenei lúc đầu được chọn, ông không phải là một Ayatollah. Luật pháp Iran đă được thay đổi để cho phép ông đảm nhận chức vị này.
Do vậy, luật cũng có thể thay đổi một lần nữa tùy thuộc vào t́nh h́nh chính trị khi bầu giáo chủ mới.
Ai sẽ là kế nhiệm Giáo chủ Ali Khamenei?
Rất khó có thể dự đoán được người kế nhiệm Giáo chủ Ali Khamenei đă ngoài 85 tuổi, sức khỏe yếu phải chuẩn bị người thay thế.
Trước khi Tổng thống E. Raisi qua đời, người dân Iran cho rằng chỉ có 2 nhân vật chính có thể kế vị Giáo chủ Ali Khamenei là cố Tổng thống E. Raisi và Sayyid Mojtaba Khamenei - con trai của Giáo chủ. Nay, ông E. Raisi qua đời, S. Mojtaba Khamenei trở thành nhân vật có nhiều cơ hội nhất kế vị cha ḿnh.
Sayyid Mojtaba Khamenei, 55 tuổi là một giáo sĩ người Shia. Ông đă tham gia Chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1987-1988.
Ông cũng đă nắm quyền kiểm soát lực lượng dân quân Basij được sử dụng để trấn áp các cuộc biểu t́nh phản đối sau cuộc bầu cử Tổng thống gây tranh căi năm 2009. Hiện nay, ông S. Mojtaba giữ một số chức vụ quan trọng trong ngành tư pháp, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia đầy quyền lực.
S. Mojtaba có ảnh hưởng lớn trong giới có đường lối cứng rắn của cha ḿnh, trong đó có IRGC - lực lượng quân sự, kinh tế, chính trị có ảnh hưởng lớn nhất ở Iran do Tướng Hossein Salami chỉ huy.
Đặc biệt, Giáo chủ Ali Khamenei đă xây dựng h́nh ảnh của ḿnh thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân với những người trung thành với ông, phần đông trong số họ là thành viên của IRGC.
IRGC có thể ngăn cản bất kỳ ứng cử viên nào mà họ cho là không phù hợp được nhậm chức. Điều này có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong quy tŕnh pháp lư theo hướng có lợi cho ông.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về Iran cho rằng, việc chuyển giao quyền lực cho Mojtaba sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của Cộng ḥa Hồi giáo sau khi lật đổ chế độ quân chủ cha truyền con nối của vua Reza Pahlevi năm 1979.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Hassan Rouhani cũng được cho là một trong các ứng cử viên kế vị Giáo chủ Ali Khamenei.
Chính sách đối nội, đối ngoại của Iran không thay đổi
Các nhà phân tích chính trị am hiểu về Iran cho rằng, với hệ thống lựa chọn ứng cử viên giáo chủ và Tổng thống ở Iran, rất khó có khả năng một ứng cử viên ôn hoà thuộc phe đối lập được phép tham gia tranh cử.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều khả năng một nhân vật theo đưởng lối cứng rắn sẽ đắc cử để tiếp tục thực hiện chính sách của giáo chủ Ali Khamenei. Nhiều người dự đoán quyền Tổng thống Mohamad Mokhber và Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Qalibaf là những nhân vật theo đường lối cứng rắn nên sẽ có nhiều cơ hội trúng cử nhất.
Sự ra đi của ông E. Raisi và Tổng thống mới được bầu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới t́nh h́nh Trung Đông và chính sách đối ngoại, trong đó có chương tŕnh hạt nhân của Tehran, bởi đây không phải là sự thay đổi chế độ.
Chính sách của nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ cuộc cách mạng năm 1979 đến nay về cơ bản không thay đổi.
Ở Iran có phe bảo thủ và phe cải cách nhưng họ đều trung thành với lợi ích tối cao của chính thể Hồi giáo. Tất cả các phe phái Iran đều muốn t́nh h́nh ổn định, vượt qua được khó khăn và thách thức hiện nay dưới sự lănh đạo cuả Giáo chủ Ali Khamenei.
Tehran vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ sự nghiệp của Palestine, đặc biệt trong cuộc chiến Gaza, ủng hộ Hezbolah, Houthi, các phong trào kháng chiến tại Syria và Iraq cả về quân sự, tài chính và chính trị, bởi đây là các nhóm vũ trang theo ḍng Shia do Iran là ṇng cốt, nhằm chống lại chính sách của Israel.
Iran sẽ tiếp tục chính sách như hiện nay đối với các vấn đề khu vực, đặc biệt trong quan hệ với các nước Ả Rập, thi hành chính sách hướng Đông, duy tŕ quan hệ hợp tác chiến lược với Nga, Trung Quốc và vẫn mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Theo thể chế chính trị của Iran, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay Lănh tụ tối cao, Tổng thống và chính phủ chỉ là người thực hiện các quyết sách cuối cùng của Giáo chủ Ali Khamenei. V́ vậy, đất nước sẽ tiếp tục hoạt động ổn định, bất chấp thảm kịch dẫn đến cái chết của Tổng thống E. Raisi.
Hàng triệu người dân Iran đă tham gia lễ tang tiễn đưa cố Tổng thống E. Raisi về nơi an nghỉ cuối cùng tại thủ đô Teheran và thành phố Mashad, quê hương của ông không chỉ là biểu hiện về sự ủng hộ rộng răi đối với chính thể hiện nay, mà c̣n là sự ủng hộ mạnh mẽ đường lối đối nội, đối ngoại của nước Cộng hoà Hồi giáo Iran.
Bất cứ nhân vật nào đắc cử cũng sẽ trung thành với Lănh tụ tối cao và phục vụ lợi ích của Cộng hoà Hồi giáo.
VietBF@ Sưu tập