Nga có ‘khắc tinh’ khiến bom thông minh Ukraine không thể đánh trúng mục tiêu. Hệ thống tác chiến điện tử của Nga trở thành 'khắc tinh' khiến bom thông minh tầm xa GLSDB mới của Ukraine không thể đánh trúng mục tiêu đă định.
Trong năm 2023, Ukraine đă t́m kiếm các loại vũ khí có tầm bắn xa hơn tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) mà Mỹ cung cấp vốn có tầm bắn 70km. Mục đích là để Kiev có thể tấn công, làm gián đoạn các đường tiếp tế, và điểm tập kết của Nga.
Theo đó, hăng Boeing đă cung cấp một loại vũ khí mới cho Lầu Năm Góc là bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) với tầm bắn 161km. GLSDB kết hợp động cơ tên lửa đẩy M26 với bom thông minh GBU-38, biến nó thành vũ khí chiến thuật mặt đất dẫn đường chính xác được phóng các hệ thống pháo phản lực M 270 và HIMARS. Ưu điểm của GLSDB là khả năng tấn công chính xác cao, sức phá hủy không thua kém tên lửa hành tŕnh đắt tiền, và chi phí hợp lư.
Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) cua Mỹ. Ảnh: Militarnyi
Tuy nhiên, chia sẻ với hăng tin Reuters, 3 nguồn tin cho biết hệ thống định vị của GLSDB cho phép nó di chuyển ṿng quanh các chướng ngại vật như núi và các hệ thống pḥng không đă trở thành mục tiêu bị Nga gây nhiễu.
Dù Boeing cho biết GLSDB có thể khắc phục một số hiện tượng gây nhiễu, nhưng một trong những nguồn tin khẳng định Boeing sẽ phải mất nhiều tháng để cải tiến.
Hiện hăng Boeing và giới chức Ukraine chưa lên tiếng b́nh luận.
Trên thực tế, GLSDB là sản phẩm liên doanh giữa hăng Boeing của Mỹ và SAAB của Thụy Điển. Loại bom này được phát triển trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022.
Hiện tượng gây nhiễu xảy ra khi một bên phát ra nguồn năng lượng khổng lồ được truyền vào một khu vực, lấn át tín hiệu của các thiết bị. Nga đă sử dụng chiến thuật này để phá tín hiệu vô tuyến, máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, và thậm chí cả đạn pháo Excalibur 155mm dẫn đường bằng GPS mà Mỹ cung cấp cho Kiev
Được biết, Ukraine đă sử dụng GLSDB từ đầu năm nay. Song các chuyên gia từng cho hay, loại bom này không hoạt động tốt trong vùng xung đột do phải đối mặt với các thiết bị gây nhiễu của Nga. Bên cạnh đó, Ukraine cũng đă sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có tầm bắn lên tới 300 km.
Ông Tom Karako, chuyên gia vũ khí tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định việc gây nhiễu trên chiến trường ở Ukraine "đơn giản là một thực tế, và nhiều hệ thống vũ khí đă phải đối mặt với điều này".
VietBF@ sưu tập