Theo như hiện tượng ở Trung Quốc có 'hiệu thuốc nhiều hơn quán trà sữa' ; “Cả Trung Quốc đều như vậy" đang trở nên phổ biến, trong khi có cài báo trên trích dẫn dữ liệu do Cơ quan Quản lư thị trường thành phố Ôn Châu công bố cho thấy, số lượng hiệu thuốc tại thành phố này trong năm 2023 là 3.388 hiệu, tăng 467 hiệu so với năm 2019.
Ngày 20/5/2024, một cư dân ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đăng video cho biết, trên một ngă tư đường có tới 7, 8, 9 tiệm thuốc. (Ảnh chụp màn h́nh)
Gần đây, một người dân ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc đă đăng một video cho hay, có tới 8 - 9 hiệu thuốc tại một ngă tư đường. Các cư dân mạng nước này b́nh luận rằng: "Số lượng hiệu thuốc c̣n nhiều hơn quán trà sữa”; “Cả Trung Quốc đều như vậy".
Ngày 20/5, một người dân Ôn Châu đă đăng video về một ngă tư b́nh thường ở thành phố này và cho biết: “Ở đây có một hiệu”, “Ở đó cũng có một hiệu”, “Ở kia đang sửa sang (sắp mở)”, “Ở một ngă tư có tới 7, 8, 9 hiệu thuốc, tôi chịu”.
Trong phần b́nh luận của video này, cư dân mạng Trung Quốc cho biết: "Nơi nào cũng thế cả”; "Không chỉ Ôn Châu đâu, mà ở các thành phố loại III, IV xa xôi và lạc hậu của Nội Mông, trong một khu đô thị cũng có hơn 10 hiệu thuốc, đặc biệt là ở cổng chính, cứ cách 50 mét lại có một hiệu"; "Quả thực là thế, đừng nói mấy thành phố lớn, ở thị trấn nhỏ chỗ tôi 50 mét đă có 3 hiệu thuốc rồi"; “Nào chỉ có Ôn Châu, thành phố nhỏ loại VII, VIII chỗ tôi đây ước tính chỉ có 200.000 người thường trú trong nội thành, nhưng có tới hơn 100 hiệu thuốc”.
Cùng ngày, tờ báo Qianjiang Evening News của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đưa tin, "trên một con phố, số hiệu thuốc nhiều hơn cả quán trà sữa”. Trong một khu đô thị gần trường Trung học Âu Hải ở Ôn Châu, nửa năm sau khi quá tŕnh bàn giao nhà hoàn tất, tỷ lệ lấp đầy chỉ khoảng 30%, dưới tầng đă mở một hiệu thuốc, cách đó chưa đầy 600 mét đă có một hiệu thuốc lớn.
Bài báo trên trích dẫn dữ liệu do Cơ quan Quản lư thị trường thành phố Ôn Châu công bố cho thấy, số lượng hiệu thuốc tại thành phố này trong năm 2023 là 3.388 hiệu, tăng 467 hiệu so với năm 2019. Điều này cũng có nghĩa là trong 4 năm qua, trung b́nh mỗi năm có 116,75 hiệu thuốc mới được mở ra.
Vào ngày 16/1 năm nay, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trích dẫn "Dữ liệu Thống kê Quản lư và Giám sát Thuốc hàng năm (2022)" cho biết, tính đến cuối tháng 12/2022, toàn Trung Quốc có khoảng 644.000 hiệu thuốc có “Giấy phép Kinh doanh Nhà thuốc". C̣n theo "Báo cáo Nghiên cứu Đồ uống năm 2023", số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy tổng số cửa hàng trà sữa, trà hoa quả… đi vào hoạt động tính đến ngày 31/8/2023 là khoảng 515.000 tiệm.
Tại sao có nhiều hiệu thuốc hơn hàng trà sữa? Có rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc thắc mắc như: "Thuốc bán ở hiệu thuốc đắt hơn nhiều so với trên mạng, theo lư th́ hiệu thuốc không kiếm được tiền, nhưng tại sao lại có nhiều hiệu thuốc như vậy?"; "Trà sữa cũng được, trà trái cây cũng được, nói ǵ đi nữa th́ hằng ngày lượng người tiêu dùng thức uống rất cao, việc mỗi ngày mua một cốc, thậm chí sáng một cốc, tối một cốc là chuyện b́nh thường, nhưng không ai có thể mua thuốc mỗi ngày phải không?”.
Vào tháng 12/2023, trên trang web hỏi-đáp Zhihu của Trung Quốc cũng xuất hiện một câu hỏi tương tự: "Tại sao ở Trung Quốc thấy hiệu thuốc khắp nơi?".
Các cư dân mạng tiết lộ rằng: “Về cơ bản là để dùng thẻ bảo hiểm y tế mua thuốc”; “V́ có thể thanh toán qua bảo hiểm y tế, có rất nhiều lợi nhuận”; “Số tiền mua thuốc sẽ chảy về các bệnh viện và hiệu thuốc ở địa phương, cho nên mới nuôi được nhiều hiệu thuốc như vậy”;
"Bởi v́ nhiều người có bảo hiểm y tế. Ví dụ, ở một thành phố có 1 triệu dân, 400.000 người đă đóng bảo hiểm y tế và hạn mức chi bảo hiểm y tế của mỗi người là 500 nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu VND). Vậy th́ tổng số tiền bảo hiểm y tế trong một tháng là 200 triệu tệ (hơn 703 tỷ VND), mà 200 triệu tệ này, nếu không dùng trong bệnh viện th́ cũng không rút ra được, cho nên sẽ tiêu ở mấy hiệu thuốc đó. Thuốc ở hiệu thuốc đắt tiền nhưng chúng tôi cũng không quan tâm giá cả lắm, mua đắt nhưng cũng không cảm thấy tiếc v́ đâu phải chi tiền túi”;
"Ưu điểm là có ḍng tiền, đồng thời c̣n có kỳ vọng rằng trong tương lai việc kê đơn và phân phát thuốc sẽ được tách biệt. Không thể phủ nhận rằng một số trong đó được dùng để rửa tiền"; v.v.
Có cư dân mạng c̣n phân tích rằng, người đến hiệu thuốc phần lớn là người già, c̣n người vào quán trà sữa phần lớn là giới trẻ “B́nh thường, khi c̣n trẻ th́ đi quán trà sữa, c̣n khi có tuổi hơn th́ đến hiệu thuốc". Điều này có thể cho thấy dân số đang già đi nghiêm trọng.