Ngày 21-5, Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố bắt đầu cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật quy mô lớn ở Quân khu phương Nam. Đây là động thái mới nhất của Nga nhằm răn đe các đối thủ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trong lịch sử, Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay đều sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiến thuật quy mô lớn và từng bị ràng buộc bởi các hiệp ước quốc tế. Đó là hệ quả của nhiều thập niên chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, hiện tại, những thiết chế như vậy đă không c̣n tồn tại do Mỹ và phương Tây bằng nhiều cách đă rời khỏi các thỏa thuận.
Quy mô của Lực lượng hạt nhân chiến thuật Nga
Không có định nghĩa rơ ràng về vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đây được cho là những vũ khí cần thiết để hoàn thành các mục tiêu chiến thuật cụ thể trên chiến trường, trong khi lực lượng chiến lược được thiết kế để tấn công quy mô lớn hủy diệt hoàn toàn đối thủ. Vũ khí hạt nhân phi chiến lược hay chiến thuật thường có tầm bắn không quá 5.500km. Tuy nhiên, tầm bắn đó cũng đủ để bao trùm toàn bộ châu Âu. Chính v́ thế, trong nhiều t́nh huống, vũ khí hạt nhân chiến thuật đóng vai tṛ giải quyết và răn đe chiến lược.
Theo các con số thống kê chính thức, tổng số đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga hiện không quá 1.816 đơn vị. Do không bị ràng buộc bởi các hiệp định quốc tế, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được sử dụng cho cả nhiệm vụ tấn công truyền thống và răn đe chiến lược.
Lực lượng hạt nhân chiến thuật của Quân đội Nga hiện được trang bị chủ yếu trên các tàu ngầm hạt nhân đa năng Đồ án 885 Yasen, cũng như máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3, máy bay tiêm kích-bom Su-24M, Su-34 và các ḍng máy bay chiến đấu khác. Đầu đạn hạt nhân chiến thuật cũng được trang bị trên tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M và hệ thống pḥng thủ tên lửa A-135 Amur bảo vệ Thủ đô Moscow và miền Trung nước Nga.
Quân đội Nga cũng thường xuyên diễn tập với vũ khí hạt nhân chiến thuật. Cụ thể, năm 2020, các đơn vị Quân đội Nga ở Buryatia đă thực hành “cung cấp đạn dược đặc biệt đến một khu vực có điều kiện”. Theo đánh giá của chuyên gia quân sự Dmitry Stefanovich, những hoạt động diễn tập như vậy nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện quy tŕnh chuyển trạng thái sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và không nhằm vào các đối tượng cụ thể.
Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong những điều kiện như thế nào?
Theo học thuyết hạt nhân của Nga, việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể là một phản ứng đối với việc sử dụng các loại vũ khí tương tự và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác để chống lại Moscow. Thông tin về điều này có thể đến từ các hệ thống cảnh báo sớm về các cuộc tấn công tên lửa.
Quy định sử dụng vũ khí hạt nhân cũng được áp dụng khi đối phương sử dụng vũ khí thông thường đe dọa tới sự tồn tại của nhà nước Nga hoặc các cơ sở quân sự, nhà nước cực kỳ quan trọng của Nga, sự thất bại của chúng sẽ dẫn đến đến sự gián đoạn của các hành động phản ứng của lực lượng hạt nhân. Tổng thống Nga có thể thông báo tới các quốc gia và tổ chức quốc tế khác về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng điều này không bắt buộc. Do đó, việc sử dụng vũ khí hạt nhân về bản chất có thể mang tính phủ đầu và các t́nh huống khi nước Nga bị đe dọa.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ Quân bị của Liên hợp quốc Pavel Podvig đánh giá, học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga sẽ đặt ra “lằn ranh đỏ” đối với mọi đối thủ tiềm năng.
Sự tương đồng và khác biệt giữa học thuyết hạt nhân của Nga và Mỹ
Các quy định về răn đe hạt nhân của Nga và Mỹ phần lớn tương tự nhau. Đánh giá t́nh h́nh hạt nhân năm 2022, Lầu Năm Góc xác định 3 t́nh huống cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân răn đe là ngăn chặn hành vi xâm lược; đảm bảo an ninh cho các đồng minh và đối tác; đảm bảo các mục tiêu chiến lược của Mỹ.
Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong nhiều điều kiện khác nhau. Học thuyết hạt nhân của Mỹ không xác định rơ Washington có phải là bên sử dụng vũ khí hủy diệt này hay không.
“Việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể thay đổi hoàn toàn hoặc đẩy nhanh tiến tŕnh của một chiến dịch quân sự. Vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng trong một chiến dịch nếu có nhận thức rằng Mỹ đang mất hoặc có nguy cơ mất kiểm soát hoặc leo thang xung đột nhằm đạt được ḥa b́nh theo những điều kiện có lợi hơn cho Mỹ”, trích Học thuyết về hạt nhân năm 2019 của Mỹ.
|