Theo như trong khi nước Iran đang đương đầu nhiều áp lực cả trong và ngoài nước, trong lúc Tổng thống nước này Raisi tử nạn trong vụ rơi trực thăng có thể khiến t́nh h́nh chính trị Iran thêm phức tạp, sau nhiều giờ t́m kiếm, lực lượng cứu nạn đă phát hiện xác trực thăng cháy rụi trên một sườn núi và không t́m thấy dấu hiệu sự sống trên khoang.
Lực lượng cứu hộ t́m thấy thi thể tại địa điểm chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran, Bộ trưởng Ngoại giao và những người khác rơi ở khu vực miền núi phủ đầy sương mù ở Varzaghan ở tây bắc Iran vào ngày 20 tháng 5 năm 2024. (Ảnh: AZIN HAGHIGHI/MOJ News Agency/AFP via Getty Images)
Trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 19/5 mất tích sau khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi tại khu vực đồi núi hiểm trở ở miền bắc nước này. Sau nhiều giờ t́m kiếm, lực lượng cứu nạn đă phát hiện xác trực thăng cháy rụi trên một sườn núi và không t́m thấy dấu hiệu sự sống trên khoang. Sau đó, Iran chính thức xác nhận ông Raisi đă tử nạn trong vụ tai nạn trực thăng.
Thân thế của ông Raisi
Ông Raisi , 63 tuổi, là một giáo sĩ theo đường lối cứng rắn. Ông được bầu làm tổng thống Iran vào năm 2021 khi kế nhiệm ông Hassan Rouhani ôn ḥa. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của ḿnh, ông đă dẫn đầu chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Tehran trong khu vực bằng cách hỗ trợ các nhóm chiến binh ủy nhiệm trên khắp Trung Đông, đồng thời đẩy nhanh các chương tŕnh hạt nhân của Iran.
Ông Raisi được coi là học tṛ và người bạn đáng tin cậy của Lănh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei, 85 tuổi. Tổ chức Ân xá Quốc tế từng cáo buộc ông Raisi là thành viên một ủy ban đặc biệt được thành lập theo lệnh của Lănh tụ Tối cao Khamenei để xét xử và hành quyết hàng ngh́n người trong các nhà tù ở Tehran năm 1988, thời điểm cuộc chiến giữa Iran và Iraq dần kết thúc.
Những cáo buộc từ nhóm nhân quyền càng khiến ông trở thành người được nhiều cử tri bảo thủ ở Iran ủng hộ. Vai tṛ này cũng khiến Raisi nhận được sự tín nhiệm cao của Lănh tụ Tối cao Khamenei và giúp ông trở thành người kế nhiệm hàng đầu.
Bộ Tài chính Mỹ năm 2019 áp lệnh trừng phạt đối với ông Raisi v́ là người của Lănh tụ Tối cao Iran, tham gia "cuộc đàn áp" cuộc biểu t́nh Phong trào Xanh năm 2009 và "ủy ban đặc biệt" năm 1988. Ông từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và tiếp tục bị Mỹ trừng phạt khi chủ trương đàn áp đẫm máu làn sóng biểu t́nh rầm rộ của người dân sau cái chết của cô gái Mahsha Amini, người bị chính quyền Iran giam giữ vào tháng 9/2022.
Tại Iran, ông Raisi là người quan trọng thứ hai, chỉ đứng sau lănh tụ tối cao Khamenei. Cái chết của ông đẩy Iran vào những biến động địa chính trị khó lường hơn, đặc biệt là trong bối cảnh t́nh h́nh Trung Đông vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lớn.
Người Iran tập trung tại Quảng trường Valiasr ở trung tâm Tehran để thương tiếc cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian trong vụ tai nạn trực thăng ngày ngày 20/5/2024. (Ảnh: Majid Saeedi/Getty Images)
Thế lưỡng nan của Iran
Các giáo sĩ Hồi giáo ở Iran đă gặp phải một thử thách chưa từng có trong các cuộc biểu t́nh năm 2022 của dân chúng. Cái chết của Mahsa Amini, phụ nữ 22 tuổi bị cảnh sát đạo đức bắt với cáo buộc vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục đối với phụ nữ Hồi giáo, đă châm ng̣i cho làn sóng biểu t́nh của hàng ngh́n người dân Iran năm 2022.
Chính phủ do ông Raisi lănh đạo đă phản ứng bằng cách cử lực lượng an ninh dùng vũ lực giải tán các cuộc biểu t́nh, khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều người bị thương, cùng hàng ngh́n người bị bắt, theo các nhóm nhân quyền.
Kể từ đó, Iran đă trở thành một trong những điểm nóng được Mỹ và phương Tây để ư đến nhiều nhất trên thế giới, bên cạnh cuộc chiến Ukraine, căng thẳng ở eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên.
Cái chết đột ngột của ông Raisi đẩy nền chính trị Iran vào t́nh thế khó khăn, khi họ phải tổ chức bầu tổng thống mới, trong bối cảnh đối mặt nhiều sức ép cả bên trong lẫn bên ngoài giữa t́nh h́nh khu vực nhiều bất ổn.
Theo quy định trong hiến pháp Iran, hội đồng các lănh đạo hành pháp, lập pháp và tư pháp, gồm phó tổng thống thứ nhất, chủ tịch quốc hội và bộ trưởng tư pháp, sẽ phải tổ chức cuộc bầu cử đặc biệt để bầu tổng thống mới trong ṿng 50 ngày. Đây là t́nh huống chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Cộng ḥa Hồi giáo Iran, quốc gia được thành lập sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Sự vắng mặt đột ngột của Tổng thống có thể gây ra một khoảng trống quyền lực, dẫn đến bất ổn chính trị trong nội bộ Iran. Các phe phái chính trị có thể tranh giành quyền lực, gây ra sự bất đồng và rối loạn. Iran có thể cần tổ chức bầu cử sớm để chọn người kế nhiệm, dẫn đến một giai đoạn chuyển tiếp phức tạp. Quá tŕnh này có thể kéo dài và gây ra sự không chắc chắn về mặt chính trị. T́nh h́nh bất ổn chính trị có thể gây ra sự lo lắng trên thị trường, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa và đầu tư nước ngoài. Chưa kể đến, những thay đổi về lănh đạo có thể dẫn đến sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, ảnh hưởng đến các lĩnh vực như dầu mỏ, đầu tư và thương mại.
Nền kinh tế Iran cũng đang gặp nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến xă hội Iran xuất hiện một số nỗi bất b́nh với chính sách của chính phủ. Nỗi bất b́nh đó được cho là lư do chỉ 49% cử tri Iran đi bầu cử năm 2021, mức thấp nhất trong lịch sử.
Về đối ngoại, quan hệ giữa Iran với Israel và các nước phương Tây đang trở nên căng thẳng, khi Tehran bị cáo buộc hậu thuẫn cho lực lượng Hamas ở Dải Gaza, cũng như các nhóm Hồi giáo vũ trang trong khu vực. Mỹ nhiều lần gây sức ép để Iran ngăn lực lượng Houthi ở Yemen phóng tên lửa, UAV vào tàu hàng đi qua Biển Đỏ nhưng chưa thành công.
Về dài hạn, cái chết của ông Raisi cũng có thể châm ng̣i cho cuộc chạy đua mới trong chính trường Iran, bởi Tổng thống 63 tuổi này được coi là người kế nhiệm tiềm năng của Lănh tụ Tối cao Khamenei. Giới quan sát cho rằng Tổng thống Iran là vị trí thử thách trước khi trở thành Lănh tụ Tối cao kế nhiệm.
Cái chết của ông Raisi xảy ra trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông đang ở mức cao, sau khi chiến sự Israel - Hamas bùng phát tháng 10/2023. Iran tháng trước c̣n lần đầu tiên trong lịch sử khai hỏa từ lănh thổ để tấn công Israel, vượt "lằn ranh đỏ" tồn tại từ lâu giữa hai quốc gia vốn xem nhau là kẻ thù không đội trời chung.
Đối với các đối thủ khu vực của Iran như Ả Rập Saudi hay Israel mà nói, khi nước này rơi vào t́nh trạng "rắn mất đầu" hỗn loạn, các quốc gia đó có thể tăng cường vị thế và ảnh hưởng của ḿnh trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến các điểm nóng như Gaza, Yemen, Iraq và Syria.
Một Iran hỗn loạn có thể giảm bớt mối đe dọa quân sự trực tiếp đối nhắm vào Israel. Điều này có thể tạo ra môi trường an ninh tốt hơn cho Israel, đặc biệt là trong bối cảnh Iran vẫn luôn âm thầm hỗ trợ cho các lực lượng dân quân ở Syria và Lebanon. Israel có thể tận dụng cơ hội để củng cố quan hệ với các nước Ả Rập khác trong việc chống lại ảnh hưởng của Iran. C̣n đối với Hoa Kỳ, sự suy yếu của Iran có thể giúp Hoa Kỳ củng cố chiến lược và ảnh hưởng của ḿnh trong khu vực, làm giảm sức mạnh của một đối thủ không thân thiện.
Một Iran bất ổn có thể dẫn đến những thay đổi trong thị trường dầu mỏ và khí đốt, tạo ra cơ hội cho Hoa Kỳ và các đồng minh để điều chỉnh chiến lược năng lượng toàn cầu của họ. Không chỉ có thế, châu Âu cũng thở phào nhẹ nhơm nếu như sự hỗn loạn trong nội bộ Iran có thể làm gián đoạn hoặc làm chậm chương tŕnh hạt nhân của nước này, giảm nguy cơ một cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Đối với các nhóm đối lập trong và ngoài Iran, họ có thể t́m thấy cơ hội để thúc đẩy các mục tiêu chính trị của họ khi chính quyền trung ương yếu đi. Các nhóm như Taliban hoặc IS có thể tận dụng sự hỗn loạn để mở rộng hoạt động của ḿnh hoặc để khai thác sự mất kiểm soát trong các khu vực biên giới của Iran.
Với Trung Quốc và Nga, ông Raisi tử nạn có thể là một tin rất xấu. Bởi ai cũng biết trục Nga - Trung Quốc - Iran đang ngày một trở nên đoàn kết hơn với nhau trong cuộc chiến chống lại Mỹ và đồng minh.
Iran là một nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt quan trọng cho Trung Quốc. Sự hỗn loạn có thể gây gián đoạn sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Iran, ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng của Trung Quốc. Đồng thời, bất ổn ở Iran có thể dẫn đến tăng giá dầu toàn cầu, làm tăng chi phí nhập khẩu năng lượng cho Trung Quốc và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chưa kể đến Iran là một điểm kết nối quan trọng trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Sự bất ổn có thể làm chậm hoặc gián đoạn các dự án hạ tầng và đầu tư liên quan đến BRI tại Iran. Đặc biệt là bất ổn chính trị và kinh tế ở Iran có thể làm giảm thương mại song phương, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Iran.