Các quốc gia đồng minh thân cận nhất của Israel hôm nay thứ Hai 20/5 đă chỉ trích quyết định của công tố viên Ṭa án H́nh sự Quốc tế ông Karim Khan trong việc xin lệnh bắt giữ Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Yoav Gallant cùng với ba tên thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Hamas.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi quyết định này là
"quá xấu hổ" (outrageous).
"Hăy để cho tôi nói rơ ở đây: bất kể công tố viên này có ám chỉ điều ǵ, không có sự tương đương giống nhau nào cả giữa Israel và nhóm Hamas", ông Biden nói trong một bản tuyên bố.
"Chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng Israel trước các mối đe dọa đối với nền an ninh của nước này".
Trong lời tuyên bố riêng của ḿnh, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính phủ Hoa Kỳ về nguyên tắc bác bỏ quyết định của ông Khan.
"Chúng tôi bác bỏ việc mà công tố viên Khan coi Israel ngang hàng với bọn khủng bố Hamas. Thật là đáng xấu hổ. Hamas là một tổ chức khủng bố tàn bạo đă thực hiện vụ giết người thảm sát người Do Thái tồi tệ nhất kể từ thời Holocaust và vẫn đang giam giữ hàng chục người vô tội làm con tin, bao gồm cả người Mỹ", ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại lập trường lâu nay của Hoa Kỳ rằng
ICC không có thẩm quyền nào đối với cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, một phần không nhỏ là do Israel và Hoa Kỳ vốn không phải là thành viên của ṭa án quốc tế này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (phải) đứng cùng Bộ trưởng Quốc pḥng Yoav Gallant (trái) tại cửa khẩu biên giới Kerem Shalom với Dải Gaza ở miền nam Israel vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. (Ảnh: Evelyn Hockstein / POOL / AFP)
"ICC được các quốc gia thành viên thành lập với tư cách là một ṭa án có thẩm quyền hạn chế. Những giới hạn đó bắt nguồn từ các nguyên tắc bổ sung, dường như chưa được áp dụng ở đây trong bối cảnh công tố viên đă vội vàng t́m kiếm các lệnh bắt giữ này thay v́ cho phép hệ thống pháp luật Israel có cơ hội đầy đủ và kịp thời để tiến hành", ông Blinken nói tiếp.
"Trong các t́nh huống khác, công tố viên đă tŕ hoăn các cuộc điều tra cấp quốc gia và làm việc với các bang để họ có thời gian điều tra. Công tố viên đă không trao cơ hội tương tự này cho Israel, quốc gia đang tiến hành các cuộc điều tra về các cáo buộc chống lại công dân của ḿnh", ông cho biết thêm.
"Cũng có những câu hỏi phức tạp về quy tŕnh thẩm định", Blinken cho biết hôm thứ Hai.
"Dù không phải là thành viên ṭa án quốc tế này, nhưng Israel sẵn sàng hợp tác với công tố viên. Trên thực tế, bản thân công tố viên đă lên kế hoạch đến thăm Israel sớm nhất là vào tuần tới để thảo luận về cuộc điều tra và nghe ư kiến từ chính phủ Israel. Phe Công tố viên đáng lẽ phải đến Israel hôm nay để điều phối chuyến thăm này. Israel được thông báo rằng nhân viên của công tố đă không lên chuyến bay cùng thời điểm mà công tố viên lên truyền h́nh cáp để công bố lời cáo buộc đáng xấu hổ này".
Ông Blinken nói thêm:
"Trong trường hợp này và nhiều trường hợp khác người ta sẽ đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp và độ tin cậy của cuộc điều tra này. Về nguyên tắc, quyết định này không giúp ích ǵ và có thể gây nguy hiểm cho những nỗ lực đang diễn ra nhằm đạt được thỏa thuận về ngừng bắn nhằm đưa các con tin ra ngoài và tăng cường sự hỗ trợ về mặt nhân đạo, vốn là những mục tiêu mà Hoa Kỳ đang tiếp tục không ngừng theo đuổi".
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ông Matthew Miller cho biết, việc công tố viên trưởng ICC theo đuổi lệnh bắt giữ nhựng người đứng đầu Israel sẽ khuyến khích nhóm Hamas tiếp tục gây hấn, điều này có thể gây ra tổn hại cho những nỗ lực đang diễn ra nhằm đảm bảo thỏa thuận con tin.
Ông nói rằng ṭa án cũng không có thẩm quyền nhắm vào các tên thủ lĩnh của Hamas, lập luận rằng thay vào đó họ có thể phải chịu trách nhiệm trước IDF trên chiến trường hoặc bằng cách bị đưa ra trước ṭa án binh của Israel.
Về việc buộc các giới chức Israel phải chịu trách nhiệm về những tội ác được cho là đă gây ra trong cuộc chiến ở Gaza, ông Miller lưu ư thêm rằng, IDF đang tiến hành các cuộc điều tra nội bộ, bao gồm cả các cuộc điều tra tội phạm, về hành vi bị nghi ngờ là không phù hợp của từng binh sĩ trong lúc giao tranh với kẻ thù.
Miller đă đặt câu hỏi về tính cách hợp pháp và độ tin cậy của vụ điều tra của công tố viên ICC, khi đưa ra quyết định bắt giữ này trong khi các cuộc điều tra đó vẫn c̣n đang tiếp diễn.
"ICC được cho là biện pháp cuối cùng nếu một quốc gia không tự gánh chịu trách nhiệm một cách thỏa đáng và điều này hiện nay không thể áp dụng với Israel", ông Miller nói, đồng thời cho biết quyết định của công tố viên ICC không chỉ là vấn đề pháp lư mà c̣n là vấn đề xử lư điểm cốt lổi về nguyên nhân ai đă khởi mào gây ra cuộc xung đột này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao từ chối cho biết liệu Mỹ có đang xem xét các biện pháp trừng phạt chống lại ICC sau quyết định hôm nay hay không.
Chiều thứ Hai, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng quyết định của công tố viên ICC là
"vô ích".
Phát ngôn viên này cho biết:
"Hành động này không có lợi ích trong việc tạm dừng các cuộc giao tranh, giải cứu các con tin hoặc đón nhận viện trợ nhân đạo của các nước".
"Vương quốc Anh, cũng như các quốc gia khác, chưa công nhận Palestine là một quốc gia và Israel không phải là một quốc gia thành viên của Quy chế Công Ước Rome", trong đó nêu rơ quan điểm của
ICC về các khu vực thuộc thẩm quyền của ḿnh.
Khi được hỏi liệu cảnh sát có bắt giữ ông Netanyahu nếu ông đến nước Anh hay không, phát ngôn viên cho biết ông sẽ không b́nh luận về điều mà ông gọi là
"giả thuyết".
Thứ trưởng Ngoại giao Anh Andrew Mitchell sau đó nói với Quốc hội rằng quyết định của
ICC sẽ không có tác động ngay lập tức đến việc chính phủ phê duyệt giấy phép cho các công ty có thể bán vũ khí cho Israel.
Mitchell cho biết:
"Việc công tố viên nộp đơn xin ban hành lệnh bắt giữ không ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định cấp giấy phép của Vương quốc Anh, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dơi diễn biến".
Thủ tướng Séc Petr Fiala gọi quyết định của công tố viên
ICC là
"kinh khủng và hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Ông này viết trên X:
"Chúng ta không được quên rằng, chính bọn Hamas đă tấn công Israel vào tháng 10 và giết chết, làm bị thương và bắt cóc hàng ngàn người vô tội. Chính cuộc tấn công khủng bố hoàn toàn vô cớ này đă dẫn đến cuộc xung đột hiện nay ở Gaza và những đau khổ của thường dân ở Gaza, Israel và Lebanon"
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết trong một tuyên bố rằng Vienna ủng hộ sự độc lập của
ICC, nhưng
"Trên thực tế là những tên thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Hamas, với mục tiêu được tuyên bố là sự tiêu diệt của Nhà nước Israel, đang được đề cập tại phiên ṭa này".
Một số nhà lập pháp đảng Cộng ḥa Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ Israel và phản đối quyết định của công tố viên
ICC.
Thượng nghị sĩ Jim Risch, đảng viên Cộng ḥa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, cho biết trong một bản tuyên bố rằng,
"Không có lư do ǵ khiến cho ṭa án phải điều tra Israel v́ nước này không phải là một bên tham gia Quy chế Công ước Rome và Israel có đầy đủ cơ chế tư pháp".
Thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa Lindsey Graham đă viết trên X rằng,
"quyết định quá đáng và xấu hổ này thực sự là một cái tát vào mặt nền tư pháp độc lập ở Israel, vốn nổi tiếng về sự độc lập của họ".
Ông Graham kiên quyết sẽ
"làm việc tích cực với các đồng nghiệp ở cả hai đảng trong cả hai viện để đưa ra các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với ICC".
Thượng nghị sĩ nói rằng gần đây ông đă làm việc với
ICC và được thông báo rằng sẽ có thêm các cuộc họp và tham vấn kéo dài hàng tháng, nhưng thay vào đó, công tố viên ICC đă thông báo yêu cầu lệnh bắt giữ vào hôm thứ Hai.
"Tôi cảm thấy rằng tôi đă bị lừa dối và điều đó mà các đồng nghiệp của tôi cũng đă bị lừa dối. Công tố viên Khan say sưa xem trọng bản thân và đă gây ra nhiều thiệt hại cho tiến tŕnh ḥa b́nh cũng như khả năng t́m ra con đường ḥa giải phía trước".
Theo Times of Israel