Mỗi người tiết ra những chất pheromone khác nhau, có loại thu hút muỗi, ngoài ra nhiệt độ cơ thể, mùi cơ thể, khí thở cũng hấp dẫn muỗi.
Tiễn sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Kư sinh trùng - Côn trùng Trung ương, nói có rất nhiều thông tin cho rằng người nhóm máu O hoặc thịt thơm th́ bị muỗi đốt nhiều hơn. Tuy nhiên, thông tin này là không có cơ sở khoa học. Muỗi có bộ phận cảm thụ nằm ở râu (được ví như ăng ten), là cơ quan phương hướng dùng để t́m tới người và đốt. Bộ phận cảm thụ này rất mẫn cảm với mùi thơm, không phải thịt thơm là muỗi thích.
Ví như mùi nước hoa là thứ muỗi không thích và không dám tới gần, hay một số mùi hương muỗi thường không thích như sả, tinh dầu tràm, bạc hà. Dựa vào cơ chế này, con người sản xuất ra các sản phẩm xua đuổi muỗi hiệu quả. "Với nhóm máu cũng như vậy, chưa có cơ sở chứng minh người có nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn các nhóm máu khác", ông nói.
Sở dĩ có người bị muỗi đốt nhiều hơn do cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi. Mỗi người tiết ra những chất pheromone khác nhau, có loại thu hút cảm thụ của muỗi, có loại không, nên mới có người bị muỗi đốt nhiều có người ít. Bản thân muỗi cũng tiết ra pheromone để thu hút bạn t́nh. Vào buổi sáng hoặc chiều tối, đàn muỗi thường bay thành ṿng tṛn chính là muỗi đực. Chúng vừa bay vừa tiết ra pheromone để thu hút muỗi cái.
Theo tiến sĩ Trần Quang Phục, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Kư sinh trùng - Côn trùng Trung ương, một số người bị muỗi đốt nhiều hơn c̣n có liên quan tới nhiệt độ. Muỗi phát triển mạnh ở khí hậu nóng ẩm và thích con người có nhiệt độ cơ thể cao hơn tự nhiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số loài muỗi nhất định bị thu hút nhiều hơn ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Một số loài thích đầu và vai trong khi những con muỗi khác thích bàn chân và mắt cá chân.
Muỗi dựa vào carbon dioxide (CO2) để t́m vật chủ hút máu. Khi chúng ta thở ra, CO2 từ phổi không ḥa lẫn vào không khí ngay lập tức. CO2 tạm thời tập trung dưới dạng chùm khí mà muỗi có thể bay theo. Muỗi bắt đầu tự định hướng theo nhịp thở và tiếp tục bay theo chiều gió khi chúng đánh hơi thấy mật độ CO2 cao hơn thông thường trong không khí. Các nghiên cứu cho thấy muỗi có thể phát hiện ra CO2 từ cách xa khoảng 50 mét.
Một con muỗi đang hút máu người. Ảnh: Freepik
Theo Medical News Today, có hơn 3.500 loại muỗi trên thế giới, nhưng chỉ một vài loài trong đó cắn người. Để đốt và tạo ra vết sưng ngứa, muỗi dùng ṿi, được cấu tạo như chiếc kim siêu nhỏ đâm vào da vật chủ. Ở nhiều quốc gia, muỗi đốt không chỉ gây khó chịu, chúng có thể truyền kư sinh trùng sốt rét, virus gây bệnh sốt vàng da và bệnh sốt xuất huyết.
Không phải ai cũng bị muỗi đốt. Các yếu tố thu hút muỗi đốt ở một số người là mùi, màu sắc cơ thể, nhiệt độ, kết cấu da, vi khuẩn sống trên da, t́nh trạng mang thai, khí carbon dioxide, rượu hoặc chế độ ăn uống. Đây cũng là lư do một số người luôn bị muỗi đốt, số khác lại không.
Muỗi bị thu hút bởi một số hợp chất trên da người, có trong mồ hôi, gồm axit lactic và amoniac. Ngay từ năm 1968, các nhà nghiên cứu đă chứng minh axit lactic thu hút muỗi cái gây bệnh sốt vàng da. Con người sản sinh axit lactic sau khi tập thể dục. V́ vậy, để tránh muỗi đốt sau khi vận động, chuyên gia khuyến nghị tắm rửa sạch và lau khô người.
Vi khuẩn trên da cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Nghiên cứu năm 2011 cho thấy người có nhiều vi khuẩn trên da ít hấp dẫn muỗi hơn. Hệ vi sinh trên da do di truyền, tuổi tác và hệ miễn dịch quyết định.
VietBF@sưu tập