Không mấy ai dám đi đường sắt đô thị Hà Nội do Tàu làm vì thiếu an toàn và dịch vụ bất tiện.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh và đội vốn do chậm trễ tiến độ, dự án có tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (22.521 tỷ VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 15.579 tỷ VND).
Vốn vay Trung Quốc đi kèm điều kiện lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm và được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
Với các con số theo thông tin trên tạm làm một phép tính như sau, với giả định bắt đầu trả gốc và lãi năm đầu tiên vào thời điểm bắt đầu đưa dự án vào khai thác sử dụng.
NĂM THỨ NHẤT (2021)
1- Lãi suất phải trả năm đầu tiên (Chỉ tính trả cho Trung Quốc): 15.579 tỷ x 3%= 467,37 tỷ.
- Trả gốc cho một năm (tính theo thời hạn vay 15 năm):
15.579 tỷ : 15= 1.038,6 tỷ.
Như vậy năm đầu tiên phải trả gốc và lãi : 467,37+ 1038,6= 1.505,97 tỷ.
NĂM THỨ HAI (2022):
- Lãi suất phải trả: (15.579 - 1.038,6)x3%=436,22 tỷ.
- Trả gốc= 1.038,6 tỷ.
Năm thứ 2 (2022) tổng phải trả cả gốc lẫn lãi: 1038,6+436,22= 1474,82 tỷ.
THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH- HÀ ĐÔNG NĂM 2022.
Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2022, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với doanh thu năm 2021 là gần 69 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo báo đảng đưa tin:
Trong đó, chủ yếu là doanh thu trợ giá 417 tỷ đồng, chiếm 86% còn lại hoạt động cung cấp dịch vụ bán vé là gần 66 tỷ đồng, chiếm 14%. Sau khi trừ đi các chi phí, năm 2022, Hanoi Metro lãi sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng (Trợ giá có nghĩa là:1 đồng doanh thu được thêm 6 đồng trợ giá).
KẾT LUẬN:
Doanh thu năm 2022 không tính hỗ trợ giá không đủ trả lương cho nhân viên, nói gì trả lãi lẫn gốc, họ vẫn đăng báo là có lãi 97,7 tỷ đồng.
Không biết họ thần thông thế nào mà đưa ra con số như thế. Quả là tài tình của đỉnh cao trí tuệ.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có nhiều năm từng nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Xây dựng chia sẻ vào năm 2021:
"Ở các nước khác, người ta xây dựng với chất lượng tốt hơn nhiều và thời gian, tiến độ thi công, các chỉ số kinh tế, kỹ thuật v.v... được giám sát, đảm bảo kỷ luật, chặt chẽ, công khai từ đầu đến cuối tốt hơn nhiều, vừa hiệu quả vừa không tốn kém, không mất quá nhiều thời gian.
"Có câu hỏi đặt ra về việc tuyến đường sắt này và hỏi rằng chắc nó sẽ giảm áp lực giao thông đô thị, đi lại của người dân ở thủ đô Hà Nội, tôi thì nghĩ thế này, nếu nghiên cứu kỹ thì không hẳn như thế, thực ra áp lực giao thông của Hà Nội cũng rất lớn, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông này chưa chắc đã là câu trả lời hiệu quả.
"Tôi dự kiến rằng hiệu suất của nó sẽ rất thấp, không giải quyết được những khó khăn của giao thông của Hà Nội, tại vì việc sử dụng của nó tương đối khó, mấy hôm đầu tiên thì người ta háo hức, người ta tập trung đi để thử xem nó thế nào thôi, nhưng về lâu dài, tôi cho rằng hiệu quả của nó sẽ không lớn.
"Một trong những căn cứ để tiên lượng như vậy là vì sự sử dụng đường sắt trên cao kiểu này tương đối phức tạp, người dân Hà Nội quen sử dụng xe máy, quen đi xe bus, rồi đi taxi, bây giờ để đi hay là sử dụng đường sắt này, để tới các ga, người ta phải đi bộ nhiều, rồi phải trèo lên, trèo xuống, vấn đề thói quen sử dụng là một trong các yếu tố, cứ để sử dụng và thực tế sẽ trả lời.
"Thay đổi thói quen của người sử dụng phương tiện giao thông như với người dân ở Hà Nội không phải ngày một, ngày hai mà được và đây cũng chỉ là một tuyến thôi, còn có một số tuyến khác nữa người ta cũng đang tiến hành.
"Điều tôi muốn nói là cần rút kinh nghiệm, vì tính hiệu suất và hiệu quả phải tính cả từ đầu khi công trình được thi công, được quản lý, nếu để đội giá, nâng giá, kéo dài như tuyến Cát Linh - Hà Đông, thì hiệu suất của nó đã bị ảnh hưởng, hạn chế ngay từ đầu rồi, nhất là khi nó được thiết kế từ 10 năm trước, mãi mười năm sau mới đưa vào sử dụng, trong khi về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dân số v.v... của đô thị tại Hà Nội đã có những sự thay đổi, biến đổi không nhỏ.
Dự án được khởi công từ tháng 10/2011 và dự tính sẽ vận hành thương mại vào năm 2015. Tuy nhiên, phải đến ngày 29/10/2021, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước Việt Nam về công tác nghiệm thu công trình xây dựng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để đưa đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào khai thác.