Xong việc bước ra, thấy chồng ngủ say trong ô tô, vợ không nỡ gọi mà tự bắt xe về, đến khuya khi chị trở lại t́m th́ người chồng đă tử vong do ngộ độc khí CO.
Theo truyền thông Malaysia, sau khi tan làm, do tiện đường nên ông Iban (53 tuổi) quyết định đi đón vợ. Do đến sớm nên Iban nằm trong xe, bật điều ḥa ngủ trong lúc đợi vợ tan tầm.
Vợ Iban làm xong việc bước ra ngoài, nh́n thấy ông đang nằm ngủ say sưa trong xe th́ thương chồng vất vả nên không nỡ đánh thức. Để chồng được ngủ thêm chút nữa, chị tự gọi xe đi đón con rồi về nhà luôn. Nghĩ rằng sau khi tỉnh dậy, đọc thấy tin nhắn vợ con đă về nhà anh toàn, Iban cũng sẽ về luôn nên chị mải làm các việc khác mà không chú ư nữa.
Đến gần 20h vẫn chưa thấy Iban về, người vợ gọi điện cho đồng nghiệp của ḿnh, hỏi xem xe của chồng có c̣n ở gần công ty không. Đồng nghiệp trả lời có, và rằng Iban vẫn đang ngủ. Nghĩ chồng quá mệt, chị không gọi điện quấy rầy.Đến nửa đêm, người vợ mới lo lắng v́ Iban vẫn chưa về nhà. Quay lại nơi chồng đỗ xe để kiểm tra, chị hoảng loạn khi thấy sắc mặt chồng tái nhợt, vợ gọi cũng không có phản ứng, liền vội vàng gọi cứu hộ. Khi đội cứu hộ đến hiện trường, cạy cửa chiếc xe bị khóa th́ phát hiện Iban đă tử vong do ngộ độc carbon monoxide.
Người vợ đau đơn, hối hận khôn xiết. Chị tự trách ḿnh không lường trước được sự nguy hiểm của việc để chồng ngủ say trong ô tô.
Theo các chuyên gia, khi ô tô dừng và động cơ chạy không tải, xăng sẽ không bị đốt cháy hoàn toàn. Nếu cửa sổ, điều ḥa bật nhưng không có thông gió, lượng khí carbon monoxide (CO) trong xe sẽ bị đẩy lên mức quá cao, gây ngộ độc.
Nếu người lái xe hoặc hành khách cảm thấy chóng mặt hoặc chân tay yếu ớt, nên mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành, loại trừ t́nh trạng say tàu xe và các yếu tố khác, đồng thời nghĩ đến khả năng ngộ độc khí carbon monoxide để đề pḥng.
Khi có triệu chứng chóng mặt, chân tay khó cử động, tài xế nên dừng xe lại và nghỉ ngơi, đợi đến khi cảm giác khó chịu biến mất mới tiếp tục lái. Nếu phát hiện có người bị ngộ độc khí carbon monoxide trong ô tô, trước tiên cần mở cửa sổ, di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng gió, nới cổ áo và thắt lưng để dễ thở hơn.
Để tránh nguy cơ nhiễm độc khí CO trong ô tô, chúng ta nên tuân thủ một số biện pháp an toàn sau:
- Kiểm tra ô tô trước khi sử dụng: Đảm bảo hệ thống thông gió và động cơ hoạt động tốt; kiểm tra đèn báo CO trên xe (nếu có).
- Không để động cơ hoạt động trong không gian kín: Khi dừng xe, hăy tắt động cơ hoặc để nó hoạt động ở nơi thông gió đủ.
- Nhận biết triệu chứng nhiễm độc khí CO: Nếu bạn hoặc ai đó trong xe có triệu chứng như đau đầu, buồn nôn hoặc mệt mỏi, hăy ngưng sử dụng ô tô ngay lập tức và thoát ra ngoài.
- Sử dụng thiết bị báo khí CO: Một số ô tô hiện nay có thiết bị báo khí CO tích hợp. Nếu không có, bạn có thể mua thiết bị báo khí CO riêng để đảm bảo an toàn.
|