Quân đội Nga vừa phá hủy một hệ thống pḥng không được Vương quốc Anh phát triển riêng cho Ukraine nhằm đối phó với các cuộc tập kích đường không của Nga.
Đoạn video cho thấy hệ thống pḥng không của Ukraine phát nổ ở nhiều góc độ khác nhau sau khi bị máy bay không người lái tự sát Lancet của Nga tấn công.
Theo các nhà quan sát quân sự, khí tài quân sự mà Anh cung cấp cho Ukraine là hệ thống pḥng không được lắp đặt trên khung gầm xe bọc thép Supacat, được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu quân sự. Khung gầm này mang theo một bệ phóng với hai tên lửa ASRAAM được chuyển đổi để sử dụng trên mặt đất.
Được biết, vào tháng 8/2023, Vương quốc Anh đă phê duyệt hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine bằng việc cung cấp hệ thống pḥng không AIM-132 ASRAAM gắn trên xe tải Supacat.
Đầu năm nay, Bộ Quốc pḥng Anh cho biết, hệ thống pḥng không di động do nước này phát triển, dùng để phóng tên lửa không đối không ASRAAM, đă chứng tỏ hiệu quả cao ở Ukraine. Theo đó, tỷ lệ bắn trúng một số mục tiêu trên không đạt tới 90%.
Tên lửa ASRAAM, c̣n được gọi là AIM-132, với khả năng tác chiến trên mọi phương diện, mang lại lợi thế đáng kể trong các t́nh huống không chiến tầm ngắn. Đầu ḍ dẫn đường hồng ngoại của tên lửa cho phép khóa mục tiêu một cách dễ dàng, giúp tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu hiệu quả từ nhiều góc độ khác nhau với tốc độ lên đến Mach 3.
AIM-132 ASRAAM, ban đầu được thiết kế như một loại vũ khí phóng từ trên không. Tuy nhiên, tên lửa đă chứng tỏ khả năng thích ứng ấn tượng khi được sử dụng phóng từ mặt đất, nhờ các chức năng t́m kiếm ngoài tầm nh́n và khóa mục tiêu sau khi phóng. Những tính năng này cho phép tên lửa phát hiện, theo dơi và tấn công mục tiêu một cách hiệu quả.
ASRAAM có chiều dài 2,9 m, đường kính 166 mm và trọng lượng khoảng 90 kg. Đầu đạn của tên lửa là loại nổ/phân mảnh nặng 10 kg, có cơ chế kích nổ như ng̣i nổ tiệm cận bằng laser và kích nổ do va chạm. Trong các t́nh huống phóng từ trên không, ASRAAM có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 24-50 km.
VietBF@ Sưu tập