TikTok nỗ lực ngăn chặn lệnh cấm, sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' buộc ứng dụng này phải bán lại cho công ty không phải của Trung Quốc hoặc bị cấm.
Văn pḥng của TikTok tại bang California, Mỹ
Công ty ByteDance sở hữu TikTok vừa nộp đơn kiện lên ṭa án liên bang Mỹ, t́m cách chặn luật do Tổng thống Joe Biden kư về việc cấm hoặc buộc công ty phải bán lại ứng dụng chia sẻ video này để từ bỏ liên quan Trung Quốc.
Đơn kiện cho rằng luật vi hiến về nhiều vấn đề, bao gồm việc bảo vệ tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ, theo Reuters. Luật do ông Biden kư ngày 24.4, cho ByteDance thời hạn đến ngày 19.1.2025 để bán TikTok hoặc bị cấm.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ đă ban hành luật quy định một nền tảng ngôn luận riêng biệt và có tên phải bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc", theo đơn kiện.
ByteDance cho rằng việc gỡ bỏ ứng dụng "đơn giản là không thể về mặt thương mại, công nghệ và luật pháp". "Luật sẽ buộc TikTok phải đóng cửa trước ngày 19.1.2025, buộc 170 triệu người Mỹ phải im lặng khi họ vốn sử dụng nền tảng này để giao tiếp theo những cách không thể bắt chước ở những nơi khác", theo đơn kiện.
Nhà Trắng cho biết họ muốn chấm dứt quyền sở hữu từ Trung Quốc đối với TikTok v́ lư do an ninh quốc gia, chứ không phải muốn cấm TikTok. Nhà Trắng và Bộ Tư pháp Mỹ từ chối b́nh luận về vụ kiện.
Vụ kiện là động thái mới nhất của TikTok nhằm ngăn chặn nỗ lực đóng cửa ứng dụng này ở Mỹ, trong bối cảnh giới quan sát cho rằng các công ty như Snap và Meta t́m cách lợi dụng t́nh h́nh chính trị khó lường mà TikTok đối diện để lấy đi tiền quảng cáo.
TikTok đă phủ nhận rằng việc chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ, đồng thời cáo buộc các nhà lập pháp nước này thúc đẩy những lo ngại về "đầu cơ".
Trong khi đó, hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi, thành đảng viên cấp cao của đảng Dân chủ trong ủy ban về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ, cho rằng luật trên là "cách duy nhất để giải quyết mối đe dọa an ninh quốc gia do quyền sở hữu các ứng dụng như TikTok của ByteDance gây ra".
VietBF@sưu tập