Giới chức phương Tây đang tranh luận gay gắt, liệu có nên dùng tài sản ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng để tài trợ cho Ukraine khi cuộc xung đột kéo dài sang năm thứ ba không.
Xuất hiện tin G7 muốn dùng tài sản Nga đổi lănh thổ Ukraine
Bắt đầu từ 3/5, một số một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng, G7 hiện đang xem xét trao đổi tài sản bị đóng băng của Nga để lấy lại các vùng lănh thổ Ukraine hiện do Moscow kiểm soát.
Trong số các kênh đăng tuyên bố này có Ukraine 24/7 – news.
Kênh này đă tham chiếu từ một bài báo của Financial Times (FT) có tiêu đề "Bất đồng về việc có nên trưng dụng tài sản bị đóng băng của Nga hay không".
Ảnh chụp màn h́nh bản dịch bằng tiếng Anh bài đăng trên tài khoản Telegram của Ukraine 24/7 – news.
Tuy nhiên, theo Kyiv Post thông tin G7 muốn dùng tài sản của Nga đổi lănh thổ cho Ukraine là chưa chính xác.
Thực tế bài báo của FT chỉ trích dẫn câu nghi vấn được đặt ra như một giả thuyết từ một quan chức Đức. Vị này không khẳng định rơ rằng G7 đang tích cực theo đuổi chiến lược này.
"Nếu như có một cuộc ḥa đàm nào đó mà Ukraine quyết định tham gia, th́ có thể xảy ra t́nh huống Nga yêu cầu trả lại các tài sản bị đóng băng của họ nhằm đổi lấy việc [Nga] đồng ư đưa ra những nhượng bộ về lănh thổ đối với Ukraine," quan chức Đức ẩn danh nói với FT. "Bạn sẽ không thể làm điều đó nếu như đă thế chấp các tài sản ấy."
B́nh luận này được đưa ra liên quan đến một trong những đề xuất của Washington về việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga, trong đó phương Tây sẽ giải ngân "khoảng 50 tỷ USD tài trợ cho Ukraine" bằng cách phát hành một khoản vay hoặc trái phiếu được bảo đảm bằng lợi nhuận trong tương lai.
Quan chức Đức giấu tên cho biết, mặc dù đề xuất của Washington sẽ nhằm mục đích cung cấp viện trợ ngắn hạn cho Kiev nhưng không thể tính đến các t́nh huống sẽ phát sinh khi xung đột kết thúc trong tương lai gần.
Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ là một trong nhiều lựa chọn mà phương Tây đang cân nhắc. Trong khi hầu hết các nước phương Tây đă đồng ư sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine, thách thức hiện nay nằm ở việc lựa chọn cơ chế phù hợp do sự phức tạp về mặt pháp lư.
Các lựa chọn thay thế của Châu Âu
Trong những tuần sắp tới, châu Âu chuẩn bị bỏ phiếu về việc sử dụng khoản lợi nhuận 3 tỷ euro mỗi năm được tạo ra từ tài sản bị phong tỏa của Nga - chứ không phải bản thân tài sản đó - để mua chung vũ khí cho Ukraine.
Điều này có thể sẽ tránh được sự phức tạp về mặt pháp lư của việc tịch thu tài sản nước ngoài, điều mà nhiều nước phương Tây không muốn thực hiện v́ nó sẽ tạo tiền đề cho các nước khác có khả năng làm theo, tịch thu tài sản của phương Tây dựa trên yêu cầu bồi thường từ các cuộc xung đột trong quá khứ.
Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 27 quốc gia thành viên và có thể vấp phải sự phản đối từ các quốc gia có lập trường thân thiện hơn với Điện Kremlin.
Lập trường của Mỹ
Mỹ có lập trường quyết liệt hơn đối với các tài sản bị phong tỏa của Nga và kêu gọi tịch thu hoàn toàn số tài sản này và lập luận rằng động thái này có cơ sở pháp lư .
Hiện chưa rơ Washington sẽ tiến hành kế hoạch cụ thể như thế nào trong bối cảnh dự luật viện trợ nước ngoài gần đây được Tổng thống Mỹ Joe Biden kư đă trao cho Washington quyền tịch thu tài sản của Nga, điều này có thể xảy ra trong những tháng tới.
Tuy nhiên, Washington hiện chỉ sở hữu 5 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Nga, ít hơn nhiều so với 190 tỷ USD ở châu Âu, điều này có thể sẽ dẫn đến những hậu quả ít nghiêm trọng hơn.
VietBF@ Sưu tập