Để giúp giảm lượng natri trong chế độ ăn, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, thịt chế biến, các loại ḿ và gạo đă tẩm gia vị, sốt salad...
Hỏi:
Tôi được chẩn đoán mắc suy tim, ngoài thuốc điều trị tôi cần lưu ư thêm ǵ về chế độ dinh dưỡng không, thưa bác sĩ?
Nguyễn Hoa Phượng (Hà Nội)
Ảnh minh họa.
BS Thu Cúc, Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trả lời:
Suy tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm cơ tim hoặc các vấn đề như bệnh tiểu đường và bệnh thận có thể tạo ra t́nh trạng tăng áp lực trên tim và gây ra suy tim. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến suy tim là lượng natri trong chế độ ăn uống. Điều này đặc biệt quan trọng v́ natri có thể làm tăng triệu chứng suy tim.
Natri tự nhiên được t́m thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm hải sản, gia cầm, thịt đỏ, sản phẩm sữa và sản phẩm từ thực vật. Nhưng nguồn natri lớn nhất là muối, được thêm vào nhiều món ăn tự làm và hầu hết các loại thực phẩm chế biến.
Để giúp giảm lượng natri trong chế độ ăn, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, thịt chế biến, các loại ḿ và gạo đă tẩm gia vị, sốt salad và các loại gia vị, bánh quy và các loại đồ ăn nhẹ khác.
Khi bạn mua thực phẩm chế biến hoặc đóng gói sẵn, hăy đọc nhăn dinh dưỡng và chọn lựa các thực phẩm ít natri. Hạn chế lượng muối bạn thêm vào các món ăn tự làm. Ngoài ra, người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Điều này sẽ giúp đảm bảo bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, đậu, thực phẩm nguyên cám và trái cây tươi trong chế độ ăn; Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và làm t́nh trạng suy tim trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần tham khảo tư vấn của bác sĩ về lượng nước nên uống mỗi ngày, cần hạn chế lượng nước vào nếu cảm thấy khó thở hoặc nhận thấy phù chân tay.