Israel sắp loại biên các tổ hợp Patriot v́ không hiệu quả, trong khi Ukraine khao khát có thêm vũ khí này để đối phó các đ̣n tập kích của Nga.
Bộ Quốc pḥng Israel hôm 30/4 thông báo sẽ loại biên toàn bộ tổ hợp pḥng không tầm xa Patriot trong ṿng hai tháng tới và thay thế chúng bằng những hệ thống nội địa hiện đại hơn. Cơ quan này không tiết lộ số phận của các tổ hợp Patriot sau khi loại biên.
Quân đội Israel (IDF) đang biên chế một số tổ hợp Patriot PAC-2, sử dụng đạn tên lửa GEM-T, có khả năng đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách tới 160 km, cũng như sở hữu năng lực đối phó tên lửa đạn đạo.
Theo War Zone, quân đội Israel sở hữu 10 khẩu đội Patriot PAC-2, với số lượng bệ phóng chưa được xác định. Các bệ phóng này được gắn trên đầu kéo hoặc khung thân xe tải MAN của Đức.
Một số tổ hợp đă được Israel hiện đại hóa lên phiên bản PAC-2/GEM+. Chương tŕnh này nâng cấp cả phần cứng lẫn phần mềm cho Patriot, giúp tăng cường khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, sở hữu tính năng tương đương phiên bản PAC-3 hiện đại nhất của Mỹ.
IDF bắt đầu sử dụng Patriot từ năm 1991, nhằm đối phó với tên lửa đạn đạo Scud của Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Sau khi được nâng cấp năm 2012, các tổ hợp này bắn hạ mục tiêu trên không đầu tiên vào năm 2014, khi đối phó máy bay không người lái (UAV) phóng từ Dải Gaza.
Bệ phóng tên lửa Patriot của Israel (giữa, xanh nâu) trong cuộc diễn tập ở miền trung nước này năm 2016. Ảnh: AFP
Từ đó đến nay, Patriot của IDF đă khai hỏa 19 lần, trong đó có vụ bắn hạ một cường kích Su-24 của Syria năm 2018. IDF cho biết đây là vụ bắn hạ Su-24 đầu tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, các khẩu đội Patriot từng nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ. Hồi tháng 7/2016, tổ hợp Patriot phóng hai tên lửa về phía UAV không rơ danh tính trên vùng trời Israel nhưng không trúng đích. Sự việc tương tự tái diễn hồi tháng 6/2018, khi một quả đạn Patriot bắn trượt UAV Syria gần biên giới hai nước.
Năm 2021, quân đội Israel triển khai một khẩu đội Patriot tới gần thành phố Eilat ở miền nam để đối phó mối đe dọa từ lực lượng Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, vai tṛ của Patriot tại đây trở nên không cần thiết khi IDF đă bố trí thêm hệ thống pḥng không ở Eilat, trong đó có tổ hợp C-Dome gắn trên tàu hộ vệ Sa'ar 6. Các tàu chiến Israel tại đây cũng sở hữu hệ thống pḥng không Barak và dự kiến được trang bị pháo laser vào năm 2025.
Truyền thông Israel cho biết tên lửa Patriot từng tham chiến một số lần kể từ khi xung đột bùng phát ở Dải Gaza, nhưng phần lớn đạn đều được khai hỏa do kíp vận hành nhận diện sai mục tiêu.
Đây là lư do IDF từ hồi tháng 2 đă phát tín hiệu cho hay họ sẽ sớm từ bỏ Patriot, điều chuyển nhân sự vận hành chúng sang các hệ thống pḥng không khác. Các tổ hợp Patriot sẽ dần được thay thế bằng hệ thống pḥng không hiện đại hơn, trong đó có David's Sling và Ṿm Sắt.
"Chúng tôi nhận ra cần tiến lên và cải thiện phương pháp pḥng không của ḿnh. Việc thay đổi các hệ thống pḥng không sẽ mang lại lợi ích lớn hơn về khả năng tác chiến và bảo tŕ", chỉ huy Lữ đoàn Pḥng không 138 Israel cho hay.
Tờ Times of Israel cho hay "hiện chưa rơ điều ǵ sẽ xảy ra với các khẩu đội Patriot, loại vũ khí mà Ukraine đang rất khao khát để bảo vệ không phận trước tên lửa Nga".
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ukraine Oleksandr Merezhko ngày 1/5 cũng lên tiếng đề xuất Tel Aviv chuyển giao những hệ thống Patriot này cho Kiev, nhấn mạnh chúng sẽ giúp Ukraine "phá hủy máy bay không người lái Iran do Nga sử dụng".
Dù bị Israel chê bai, Patriot lại được kỳ vọng là vũ khí có thể thay đổi đáng kể cục diện trên bầu trời Ukraine, nhờ năng lực chiến đấu vượt trội so với các hệ thống pḥng không mà phương Tây viện trợ trước đó. Tuy nhiên, một tổ hợp Patriot đă bị hư hại trong đ̣n tập kích của Nga rạng sáng 16/5/2023, quân đội Nga cũng công bố video phá hủy ít nhất 3 bệ phóng Patriot gần tiền tuyến ở Donetsk.
Năng lực pḥng không của tổ hợp tên lửa Patriot Mỹ. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.
Năng lực pḥng không của tổ hợp tên lửa Patriot Mỹ. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.
Một số chuyên gia phương Tây nhận định Nga đă hủy diệt ít nhất 10% tổng số bệ phóng Patriot có trong biên chế Ukraine và nguồn đạn cho các hệ thống này cũng đang cạn dần, buộc Kiev t́m mọi cách để bổ sung khí tài.
Giới chuyên gia quân sự Israel và phương Tây cho rằng có một số phương án để Israel chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp các hệ thống Patriot cho Ukraine, nhưng thừa nhận điều này sẽ khó xảy ra v́ hàng loạt rào cản pháp lư và chính trị mà Tel Aviv đang đối mặt.
Ukraine đang vận hành khoảng 3-5 tổ hợp Patriot được Mỹ và một số nước châu Âu chuyển giao. Số đơn vị Patriot của họ có thể tăng gấp ba lần nếu tiếp nhận toàn bộ các hệ thống trong biên chế Israel.
"Giải pháp thận trọng nhất với Israel là bán chúng cho bên thứ ba để họ chuyển tới Ukraine. Sẽ không bất ngờ nếu Mỹ, Đức, Ba Lan hoặc Hà Lan đề xuất mua lại toàn bộ hệ thống hoặc một phần kho tên lửa Patriot", đại tá về hưu David Shank, cựu hiệu trưởng Trường Pháo pḥng không Lục quân Mỹ, nói.
Mỹ có thể mua lại những hệ thống PAC-2/GEM+ của Israel và hiện đại hóa chúng lên chuẩn Patriot PAC-3, đồng thời cung cấp các hệ thống PAC-3 sẵn có cho Ukraine. Hy Lạp và Tây Ban Nha, hai quốc gia đang chịu áp lực viện trợ tên lửa Patriot cho Ukraine, cũng có thể chuyển những khẩu đội PAC-2 trong biên chế và bù đắp khoảng trống bằng các tổ hợp PAC-2/GEM+ từ Israel.
Bệ phóng Patriot được Mỹ triển khai ở Israel hồi năm 1991. Ảnh: Times of Israel
Bệ phóng Patriot được Mỹ triển khai ở Israel hồi năm 1991. Ảnh: Times of Israel
Tuy nhiên, Tel Aviv không chỉ từ chối viện trợ vũ khí trực tiếp cho Kiev kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát đầu năm 2022, mà c̣n âm thầm ngăn chặn các nỗ lực tái xuất khẩu vũ khí của Israel đến khu vực xung đột.
Chưa rơ liệu Mỹ có đủ khả năng gây áp lực để Israel thay đổi chính sách này hay không. Hy Lạp từng nhiều lần từ chối chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine, giới chức Tây Ban Nha tuần trước đồng ư cung cấp đạn tên lửa nhưng bác bỏ khả năng viện trợ radar và bệ phóng.
Eran Lerman, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Israel, nói rằng ít có khả năng Kiev nhận được tên lửa Patriot từ Tel Aviv.
"Không phải v́ họ không thông cảm với Ukraine, mà v́ lo ngại nguy cơ Nga gây tổn hại nghiêm trọng đến những lợi ích quốc pḥng của Israel thông qua Syria và Iran. Không có lư do ǵ để thay đổi trạng thái hiện nay, nhất là khi Israel đang đối mặt nguy cơ leo thang căng thẳng với nhóm Hezbollah được Iran hậu thuẫn", ông nói.
Yaakov Katz, chuyên gia tại Viện Chính sách Do Thái có trụ sở tại Jerusalem, bày tỏ quan điểm tương đồng. "Israel vẫn duy tŕ chính sách nghiêm ngặt là không chuyển vũ khí, trong đó có hệ thống pḥng không, cho Ukraine. Tel Aviv sẽ không mạo hiểm chọc giận Moskva và tạo thêm lư do để Nga cung cấp vũ khí hiện đại cho Iran", ông nêu quan điểm.
VietBF@sưu tập