Chủ tịch Quốc hội Vương Đ́nh Huệ và Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng mất chức chỉ cách nhau hơn một tháng. “Tứ Trụ” Việt Nam nay chỉ c̣n hai người, chính trường Việt Nam sẽ có những diễn biến thế nào?
Chủ tịch Quốc hội là một vị trí nằm trong “Tứ Trụ”, bên cạnh tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng.
Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí "vô cùng quan trọng cho tính chính danh của Đảng".
"Tôi nghĩ sẽ rất khó để đất nước vận hành mà không có chủ tịch Quốc hội khi mà luật và các quy định cần được thông qua. Việc không có chủ tịch Quốc hội sẽ gửi một tín hiệu rất xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài".
Dựa trên Quy định 214-QĐ/TW 2020 về khung tiêu chuẩn cho các chức danh th́ một trong những điều kiện để trở thành chủ tịch Quốc hội là phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
C̣n theo Hiến pháp, chủ tịch Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội.
Hiện những người thỏa măn các yêu cầu này gồm có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm, bà Trương Thị Mai và ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, hiện ông Trọng đang là tổng bí thư và nắm giữ vị trí quyền lực nhất. C̣n ông Chính đang làm thủ tướng, một vị trí cũng nằm trong “Tứ Trụ”, nên không có khả năng hai người này sẽ thay thế ông Huệ.
V́ vậy, dựa trên Quy định 214 và Hiến pháp, có thể nói bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm là hai người có khả năng cao cho vị trí chủ tịch Quốc hội.
Cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ áp dụng ngoại lệ, trong trường hợp họ muốn cơ cấu người không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Quy định 214. Khi đó, sẽ có thêm các ứng viên khác, chẳng hạn ủy viên Bộ Chính trị chưa tham gia trọn một nhiệm kỳ.
Cơ hội của bà Trương Thị Mai?
Từ Úc - Giáo sư Carl Thayer nói rằng, nguồn tin của ông, tất nhiên chỉ là tin đồn, cho biết bà Trương Thị Mai sẽ được bổ nhiệm làm chủ tịch Quốc hội.
"Và điều đó an toàn v́ bà ấy từng cho biết ḿnh muốn nghỉ hưu (vào năm 2026)," ông Thayer nói. Điều này nghĩa là bà Mai sẽ không tranh đua vị trí tổng bí thư.
Bà Trương Thị Mai sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng B́nh và đi lên từ con đường Đoàn Thanh niên. Bà từng nắm giữ nhiều chức vụ trong hệ thống Đoàn, nổi bật nhất có thể kể tới là vị trí Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giai đoạn 1994-2002.
Từ năm 2007-2016, bà Mai giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội.
Giáo sư Abuza cho rằng bà Trương Thị Mai là người phù hợp nhất do bà có kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực, nhất là nhờ vào giai đoạn làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà bà có kinh nghiệm trong Quốc hội.
"Do đó, tôi nghĩ sớm thôi th́ chúng ta sẽ thấy bà Mai tiếp quản vị trí chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên, v́ có quá nhiều vị trí trống trong đội ngũ lănh đạo cấp cao, nếu bà Mai kế nhiệm chức chủ tịch Quốc hội, cần có người tiếp quản vị trí Thường trực Ban Bí thư''.
Bà Trương Thị Mai là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, 13. Năm 2021, bà giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đến năm 2023, bà được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa 13, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Ở vị trí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, một trong những hoạt động thường xuyên của bà là đi trao quyết định bổ nhiệm nhân sự của Đảng, chẳng hạn bí thư các tỉnh thành hoặc ban ngành do Trung ương Đảng quản lư.
Vai tṛ của bà Mai tập trung chủ yếu về các công tác trong nội bộ Đảng Cộng sản. Người ta thường thấy bà xuất hiện bên cạnh và tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác.
Đơn cử, bà Trương Thị Mai nằm trong đoàn tháp tùng ông Trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2022.
Vào cuối tháng 9 năm 2022, hai tuần trước khi nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan bị bắt, bà Trương Thị Mai đă đi cùng ông Nguyễn Phú Trọng vào thăm và làm việc với Thành ủy TP HCM.
Vai tṛ của bà Trương Thị Mai không được nhiều người bên ngoài Đảng biết tới dù vị trí của bà là một chức vụ cao trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thường trực Ban Bí thư là một vị trí đầy quyền lực, về mặt đảng th́ chỉ xếp sau Tổng Bí thư. Một số nhân vật quyền lực từng nắm giữ chức vụ này có thể kể đến là ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh.
Tuy nhiên, hai thường trực Ban Bí thư gần đây là ông Vơ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai lại không quá nổi bật, bên cạnh một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đầy quyền lực.
Bà Mai là nữ thường trực Ban Bí thư đầu tiên trong số 21 người giữ chức danh thường trực Ban Bí thư kể từ năm 1976 tới nay.
Trong bối cảnh Việt Nam cố gắng đảm bảo tỷ lệ nữ trong bộ máy quyền lực, bà Mai được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho vị trí chủ tịch Quốc hội.
Vị trí nào cho ông Tô Lâm?
Dù ông Tô Lâm đủ tiêu chuẩn cho vị trí chủ tịch Quốc hội, giới quan sát cho rằng vị tướng công an ưu tiên chiếc ghế tổng bí thư hơn. Bởi lẽ, vị trí chủ tịch Quốc hội không có nhiều thực quyền nên những nhân vật vốn đă có sẵn quyền lực như ông Tô Lâm không mặn mà mấy.
Nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét rằng:
"Tôi nghĩ đủ tiêu chuẩn nhất để vào ghế chủ tịch Quốc hội là bà Trương Thị Mai. Các ủy viên khác đều có khả năng, nhưng không tính mấy ông quốc pḥng và công an.
"Nếu công an, quốc pḥng vào th́ danh nghĩa là được lên 'Tứ Trụ' nhưng quyền lực th́ không bằng bên ngoài".
Sau khi ông Vơ Văn Thưởng rồi đến ông Vương Đ́nh Huệ xin thôi chức chỉ cách nhau hơn một tháng, ông Tô Lâm trở thành tâm điểm của chú ư.
Một bài phân tích mới đây của hăng tin Bloomberg cho rằng ông Tô Lâm được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế nhiệm cho vị trí của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có vấn đề về sức khỏe.
Giáo sư Abuza nói rằng Bộ trưởng Công an Tô Lâm hẳn là người có mong muốn trở thành tổng bí thư kế nhiệm.
"Ông ấy là Bộ trưởng Bộ Công an. Cả đời ông ấy hoạt động trong ngành công an."
"Ông ấy có khả năng mà không đối thủ nào của ông ấy có, đó là quyền lực điều tra khổng lồ của Bộ Công an. Ông ấy có thể đào sâu vào các giao dịch kinh doanh của bất ḱ ai, có thể nh́n vào cuộc sống cá nhân của họ".
Sinh ra ở Hưng Yên vào năm 1957, cả đời ông Tô Lâm hoạt động trong ngành công an. Sau khi kinh qua các vị trí trong Tổng cục An ninh từ năm 1979 đến 2010, ông Tô Lâm đă trở thành thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam vào năm 2010.
Tháng 1/2016, ông Tô Lâm được bầu vào Bộ Chính trị khoá 12 vào ba tháng sau đó, ông nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Tháng 1/2019, ông Tô Lâm được ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thăng quân hàm Đại tướng.
Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và là Đại biểu Quốc hội khóa 15.
Hồi năm 2021, ông Tô Lâm từng tham gia bữa tiệc thịt ḅ dát vàng của đầu bếp Salt Bae tại Anh, sự kiện gây chú ư cả trong nước lẫn quốc tế. Ông Tô Lâm đă vấp phải làn sóng chỉ trích khi dự bữa tiệc đắt đỏ trong bối cảnh đất nước đang chống dịch Covid căng thẳng.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng về sự kiện này.
Trong một diễn biến khác, vào năm 2017, ông Tô Lâm từng có chuyến công du tới Slovakia. Bộ Nội vụ nước này sau đó đă quan ngại việc chuyến thăm có thể bị "lợi dụng" cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương.
Vụ việc diễn ra sau khi truyền thông Đức nói rằng Slovakia "có thể đă có dính líu" vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, hồi 7/2017 tại Berlin.
Chính phủ Đức khẳng định, sau 11 tháng đến Đức xin tỵ nạn, ông Trịnh Xuân Thanh đă bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23/7/2017 để đưa về Việt Nam.
Ông Tô Lâm chưa từng công khai thừa nhận có liên quan đến vụ việc. Nhà chức trách Việt Nam th́ luôn khẳng định rằng ông Trịnh Xuân Thanh đă chủ động về "đầu thú" tại Việt Nam.
Vụ bắt cóc đă gây ra căng thẳng ngoại giao, khi Đức tạm thời đ́nh chỉ quan hệ đối tác chiến lược với quốc gia Đông Nam Á, gọi vụ bắt cóc là “sự vi phạm trắng trợn và chưa từng có” đối với luật pháp Đức và quốc tế.