Thủ tướng Úc Anthony Albanese hôm nay 1.5 tuyên bố bạo lực đối với phụ nữ là 'tai họa' và 'khủng hoảng quốc gia'.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese đưa ra tuyên bố trên khi gặp thủ hiến của các tiểu bang, theo AFP. Ông Albanese nói với người dân Úc rằng "tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm" trong việc dập tắt bạo lực.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese
Tính từ đầu năm đến nay, đă có 28 phụ nữ bị sát hại ở Úc, trung b́nh cứ 4 ngày lại có một người chết, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo AFP. Trong số những cái chết gây chấn động nước Úc có Molly Ticehurst, một bà mẹ 28 tuổi, bị cho là đă bị bạn t́nh cũ sát hại vào tháng trước.
Vụ giết người xảy ra sau khi người t́nh cũ của cô Ticehurst được tại ngoại sau khi bị giam giữ về những cáo buộc phạm tội nghiêm trọng khác, bao gồm cưỡng hiếp, theo dơi, đe dọa và phá hủy tài sản của cô Ticehurst.
Dữ liệu mới từ chính phủ Úc cho thấy từ năm 2022 đến năm 2023 đă có 34 phụ nữ bị bạn t́nh cũ hoặc hiện tại sát hại, tăng 28% so với năm trước.
Giám đốc điều hành Patty Kinnersly của Our Watch (tổ chức Úc hỗ trợ ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em) nói với AFP rằng mọi cái chết đều phản ánh tương lai của một người phụ nữ đă bị "cướp đi".
"Đây là lư do tại sao con số duy nhất được chấp nhận là số 0. Bạo lực đối với phụ nữ ở Úc là một cuộc khủng hoảng quốc gia, nhưng bạo lực này có thể ngăn ngừa được", bà Kinnersly nhấn mạnh.
Trong các cuộc biểu t́nh trên khắp nước Úc vào tuần trước, những người sống sót sau bạo lực gia đ́nh và các dịch vụ hỗ trợ cũng đă yêu cầu luật pháp chặt chẽ hơn.
Thủ tướng Albanese hôm nay đă công bố dự luật mới cấm dùng công nghệ deepfake tạo h́nh ảnh khiêu dâm, đồng thời công bố khoản tài trợ trị giá 925 triệu AUD (598 triệu USD) để tăng cường các dịch vụ hỗ trợ cho những người chạy trốn khỏi t́nh trạng bạo lực, theo AFP.
Deepfake là công nghệ được biết đến nhiều nhất với tác dụng tái tạo lại khuôn mặt của người trong video nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
VietBF@sưu tập