Loại vaccine này đang được thử nghiệm với các bệnh nhân ung thư hắc tố da, phổi, bàng quang và thận.
Các bác sĩ và nhà nghiên cứu khoa học luôn t́m hướng đi để điều trị tốt nhất cho những người bị ung thư. Ảnh: iStock.
Anh đang có một cuộc thử nghiệm vaccine ung thư hắc tố da đầu tiên trên thế giới. Những bệnh nhân thử nghiệm sẽ được sử dụng vaccine sản xuất riêng cho ḿnh. Loại vaccine này có thể t́m ra tế bào ung thư hắc tố da và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Những bệnh nhân đầu tiên
Steven Young (52 tuổi, người Anh) là một trong số đó. Sau khi làm phẫu thuật loại bỏ khối u hồi tháng 8 năm ngoái, ông được tiêm vaccine với hy vọng ung thư sẽ không tái phát.
"Vaccine thử nghiệm đă cho tôi một cơ hội nữa để chiến đấu với căn bệnh trong cơ thể. Dù kết quả chụp X-quang cho thấy người tôi đă hết sạch tế bào ung thư, đâu ai biết được chúng có thể vẫn trôi nổi đâu đó và chưa bị phát hiện", ông Young nói với BBC.
Do đó, thay v́ chỉ ngồi cầu nguyện và hy vọng bệnh không tái phát, người đàn ông quyết định tham gia cuộc thử nghiệm vaccine để tăng tỷ lệ không tái phát căn bệnh của ḿnh.
Steve Young là một trong những người bệnh được tiêm vaccine ung thư đầu tiên trên thế giới.
Theo Guardian, ung thư hắc tố da ảnh hưởng đến 132.000 người trên thế giới mỗi năm. Hiện nay, xạ trị là phương pháp được áp dụng nhiều nhất để trị bệnh. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm phương pháp điều trị khác là sử dụng vaccine được cá thể hóa cho mỗi bệnh nhân.
Tiến sĩ Heather Shaw, điều phối viên cuộc thử nghiệm, cho biết những mũi tiêm này có khả năng chữa khỏi bệnh cho những người bị ung thư hắc tố da. Vaccine cũng đang được thử nghiệm ở các bệnh ung thư khác như phổi, bàng quang và thận.
Loại vaccine này được biết đến với tên gọi mRNA-4157 (V940), có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch chống ung thư dựa trên các gene đột biến đặc biệt trong cơ thể người bệnh.
Để điều chế loại vaccine này, các nhà khoa học cần có một mẫu khối u đă loại bỏ trước đó của bệnh nhân, sau đó là giải tŕnh tự DNA. Kết hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo, các bác sĩ có thể tạo ra loại vaccine chống ung thư được chế tạo riêng dành cho từng người bệnh.
"Đây là liệu pháp cá nhân hóa. Ở một khía cạnh nào đó, nó hay hơn nhiều so với vaccine đại trà. mRNA-4157 hoàn toàn được thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân và không thể sử dụng chung v́ tế bào mỗi người là khác nhau", bà Shawn nói.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 được công bố hối tháng 12/2023 cho thấy vaccine làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tái phát ở bệnh nhân ung thư hắc tố da. Loại vaccine này đang trong giai đoạn thử nghiệm 3,
Triển vọng vaccine điều trị ung thư
Trước đó, rất nhiều quốc gia và các công ty điều chế vaccine lớn cũng tuyên bố gia nhập đường đua điều chế vaccine ung thư.
Hồi tháng 2, trong một diễn đàn tại Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhà khoa học Nga đang tiến rất gần trong việc tạo ra vaccine ung thư và sẽ sớm đưa vào sử dụng.
"Chúng ta đă đến rất gần trong việc tạo ra vaccine ung thư và thuốc điều ḥa miễn dịch thế hệ mới. Tôi hy vọng vaccine sẽ mang lại hiệu quả như các phương pháp điều trị ung thư cá nhân", ông Putin nói.
Tuy nhiên, hiện thế giới vẫn chưa rơ vaccine Nga đang nghiên cứu được dành cho loại ung thư nào và vaccine sẽ có hiệu quả ra sao.
Nhiều loại vaccine chống nguy cơ ung thư, điều trị hay pḥng ngừa ung thư tái phát đang được thử nghiệm trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: Freepik.
Hai công ty dược phẩm của Mỹ là Moderna và Merck & Co. cũng đang phát triển một loại vaccine ung thư. Giai đoạn giữa của thử nghiệm cho thấy vaccine này có khả năng làm giảm một nửa nguy cơ tái phát hoặc tử vong do khối u ác tính sau 3 năm điều trị.
Ngoài ra, Moderna cũng đang nghiên cứu vaccine mRNA-4359 nhằm chống nguy cơ ung thư hắc tố da phát triển và chống ung thư phổi cũng như các bệnh ung thư khối u rắn khác.
Mới đây, tại Hội nghị khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược TP.HCM hôm 30/3 được tổ chức tại TP.HCM, PGS.TS Đào Y Doăn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh gan của trường Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), tiết lộ một nhóm các nhà khoa học của Johns Hopkins đang thực hiện nghiên cứu vaccine điều trị ung thư gan. Loại vaccine này dùng để khống chế và kiểm soát tế bào ung thư, tiến đến loại bỏ nó ra khỏi cơ thể.
Kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 2a ghi nhận 8/34 bệnh nhân đáp ứng toàn phần sau khi sử dụng vaccine. Nghiên cứu đang tiếp tục được thực hiện ở giai đoạn 2b, mở rộng thành chương tŕnh nghiên cứu đa quốc gia và đa trung tâm.
Hiện, thế giới có 6 loại vaccine được cấp phép để chống virus gây u nhú ở người (gọi tắt là HPV).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả loại vaccine này đều rất tốt trong việc ngăn ngừa HPV 16 và HPV 18, hai loại virus gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu. Vaccine cũng mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung do những loại virus này gây ra.