Theo như vào ngày 19/4 được các quan chức Mỹ thông báo rằng, có hơn 1.000 quân nhân Mỹ sẽ rời khỏi Niger trong vài tháng tới, đảo ngược chính sách an ninh và chống khủng bố của Mỹ tại khu vực Sahel vốn hỗn loạn ở châu Phi - động thái diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga đưa lực lượng quân sự và vũ khí tới quốc gia Tây Phi.
1.000 quân nhân Mỹ rút khỏi Niger
Theo tờ New York Times (NYT), các quan chức Mỹ ngày 19/4 thông báo, hơn 1.000 quân nhân Mỹ sẽ rời khỏi Niger trong vài tháng tới, đảo ngược chính sách an ninh và chống khủng bố của Mỹ tại khu vực Sahel vốn hỗn loạn ở châu Phi.
Các binh sĩ Mỹ tại căn cứ quân sự ở Niger. Nguồn: National Geographic
Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tại cuộc họp thứ hai diễn ra trong tuần này ở Washington, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt M. Campbell đă thể hiện thái độ rơ ràng với Thủ tướng Niger Ali Lamine Zeine.
Đầu tiên, Mỹ không đồng t́nh với việc Niger quay sang Nga để t́m kiếm sự đảm bảo an ninh và t́m tới Iran để có được một thỏa thuận khả thi về dự trữ uranium.
Và thứ hai, Mỹ thất vọng trước sự thất bại của chính phủ quân sự Niger trong việc vạch ra con đường quay trở lại nền dân chủ.
Theo NYT, trong vài tuần qua, các nhà ngoại giao Mỹ đă t́m cách cứu văn thỏa thuận hợp tác quân sự được sửa đổi với chính quyền quân sự Niger, nhưng cuối cùng họ đă không đạt được sự thỏa hiệp nào.
Các cuộc đàm phán sụp đổ trong bối cảnh làn sóng phản đối sự hiện diện của Mỹ ở Niger ngày càng gia tăng.
Giới chức Mỹ cho biết, các cuộc thảo luận với Niger để lên kế hoạch "rút quân có trật tự và có trách nhiệm" sẽ bắt đầu trong vài ngày tới, và quá tŕnh này sẽ mất vài tháng để hoàn thành.
Trước đó, lực lượng Mỹ được đưa tới Niger và đóng quân tại căn cứ không quân 201 – một cơ sở trị giá 110 triệu USD và đă duy tŕ hoạt động được 6 năm qua. Tuy nhiên, từ cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum và thành lập chính quyền quân sự vào tháng 7 năm ngoái, quân đội Mỹ tại đây gần như không hoạt động.
Hầu hết các máy bay không người lái MQ-9 Reaper ở căn cứ chỉ đảm nhận nhiệm vụ duy nhất là bay giám sát để bảo vệ quân đội Mỹ.
Hiện không rơ quân đội Mỹ sẽ có quyền tiếp cận như thế nào đối với căn cứ này sau khi rút đi. Washington lo ngại rằng, nếu mối quan hệ giữa Niger với Điện Kremlin trở nên sâu sắc hơn th́ các cố vấn Nga, thậm chí có thể cả lực lượng không quân Nga sẽ được phép sử dụng căn cứ.
Căn cứ không quân 201 của Mỹ tại Niger. Nguồn: New York Times
Nga đưa lực lượng và tên lửa tới Niger
Hôm 13/4, hàng ngh́n người ở Niamey đă đổ xuống đường biểu t́nh đ̣i Mỹ rút quân, chỉ vài ngày sau khi Nga đưa lực lượng huấn luyện viên quân sự và thiết bị tới Niger trên danh nghĩa hỗ trợ nước này chống khủng bố.
Tờ Le Monde (Pháp) cho biết, vào cuối ngày 11/4, Đài truyền h́nh Tele Sahel (Niger) phát sóng cảnh quay cho thấy máy bay vận tải Nga đáp xuống sân bay Niamey, kèm theo thông báo: "Các thiết bị quân sự mới nhất và các huấn luyện viên quân sự của Bộ Quốc pḥng Nga đă đến".
Bản tin cho hay, Nga sẽ giúp Niger "lắp đặt một hệ thống pḥng không để có thể kiểm soát hoàn toàn không phận".
Theo RIA Novosti, lực lượng Nga được điều tới Niger là thành viên của Quân đoàn châu Phi – cấu trúc bán quân sự mới được thành lập để thay thế nhóm lính đánh thuê Wagner.
Một ngày sau (12/4), Quân đoàn châu Phi của Nga xác nhận đă tới quốc gia Tây Phi này.
Viết trên Telegram, một thành viên của Quân đoàn cho biết: "Chúng tôi tới đây để huấn luyện quân đội Niger và giúp họ sử dụng các thiết bị vừa được chuyển đến. Chúng dành cho các chuyên ngành quân sự khác nhau. Chuyến bay đầu tiên của Quân đoàn châu Phi và lực lượng t́nh nguyện đă tới Niger".
Tờ Le Monde (Pháp) cho biết, Quân đoàn châu Phi đă được tái cơ cấu sau cái chết của "ông trùm" Prigozhin vào tháng 8/2023. Hiện nhóm này đang được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc pḥng Nga.
Vào tháng 12/2023, theo tờ Vedomosti (Nga), Nga có kế hoạch triển khai Quân đoàn châu Phi tại 5 nước Burkina Faso, Libya, Mali, Cộng ḥa Trung Phi (CAR) và Niger.
Lực lượng mới sẽ báo cáo trực tiếp với Bộ Quốc pḥng Nga và sẽ được giám sát bởi Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng, Đại tướng Yunus-bek Yevkurov.
Grigory Lukyanov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định Quân đoàn châu Phi không giống các tập đoàn an ninh phương Tây và châu Á đă hoạt động ở châu Phi trong 30 năm qua.
Họ "không chỉ cung cấp thiết bị an ninh hay huấn luyện quân sự mà là một 'lực lượng độc đáo' có khả năng thực hiện các hoạt động quân sự".
Theo NYT, sự xuất hiện bất ngờ của lực lượng Nga và tên lửa pḥng không ở Niger đă khiến cơ hội hợp tác, dù chỉ trong ngắn hạn, giữa Mỹ và Niger càng khó tiếp tục.
Những người biểu t́nh ở Niamey ngày 13/4 đă vẫy cờ Nga, cùng với cờ của Burkina Faso và Mali – hai quốc gia láng giềng trước đó đă kêu gọi sự hỗ trợ từ Nga để chống lại quân nổi dậy có liên kết với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và tổ chức khủng bố Al Qaeda.
Hai huấn luyện viên quân sự Nga trả lời truyền thông Niger tại sân bay Niamey. Ảnh từ video của Tele Sahel.
Mỹ trúng "đ̣n phục kích" từ Nga
Theo hăng thông tấn AFP, những ǵ diễn ra tại Niger cho thấy Mỹ đă trúng "đ̣n phục kích" từ Nga, rơ ràng Moscow đang tiến các quân cờ của họ một cách mạnh mẽ tại châu Phi.
"Trong thế phục kích, Moscow chực chờ chớp lấy thời cơ tại khu vực. Chính sách của Nga đối với châu Phi không những đầy tham vọng, mà ngày càng được thể hiện một cách công khai" - AFP cho hay.
Nhà nghiên cứu Nina Wilèn, giám đốc chương tŕnh châu Phi, Viện Egmont nhận định, giữa Niamey và Moscow dường như đă có một h́nh thức đồng thuận nào đó.
Người biểu t́nh treo cờ Nga và Niger trong cuộc tuần hành đ̣i quân Mỹ rút khỏi Niger ở Niamey ngày 13/4. Ảnh: ISSIFOU DJIBO/SHUTTERSTOCK
"Tại Mali, chúng tôi được biết có ít nhất 1.000 – 1.500 binh sĩ Wagner vẫn đang tiếp tục chiến đấu chống các nhóm thánh chiến và quân khủng bố phi nhà nước khác nhau.
Gần đây, nhóm Wagner cũng đă sở hữu một mỏ vàng Intahaka ở Mali. Điều này rất quan trọng v́ chúng có nghĩa là Nga hướng tới mục tiêu hiện diện lâu dài tại đó. Điều tương tự cũng đang diễn ra ở Burkina Faso.
Kể từ tháng 1/2024, đă có ít nhất từ 100 – 200 quân Nga. Giờ đây, lực lượng này được đổi tên thành Quân đoàn châu Phi" – Bà Wilèn nhận định.
Theo vị chuyên gia, điều quan trọng là Quân đoàn châu Phi nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc pḥng Nga, do đó, điều đáng chú ư ở đây là tầm ảnh hưởng tiềm ẩn của lực lượng này. Nó cho thấy một chiến lược rơ ràng của Nga nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi nói chung và ở vùng Sahel nói riêng.
Đáng lưu ư, châu Phi là vùng đất quen thuộc của Tướng Yevgurov: Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Nga thường xuyên có các chuyến đi tới lục địa này, và thường đi cùng với Tướng Andrei Averyanov thuộc cơ quan t́nh báo quân sự GRU của Nga.
Tháng 8/2023, Economist trích dẫn dữ liệu từ một cuộc khảo sát do Premise Data thực hiện cho thấy, hơn 60% người dân Niger coi Nga là đối tác chính sách đối ngoại đáng tin cậy nhất.