Binh sĩ Ukraine trong ba đêm bí mật tiếp cận chiếc T-72 lắp cụm gây nhiễu trên tháp pháo mà lính Nga bỏ lại, t́m cách đưa phương tiện về tuyến sau.
Trong trận đánh gần làng Terny, tỉnh Donetsk hồi đầu tháng 4, lực lượng Nga bỏ lại một chiếc xe tăng T-72B3M gắn cụm tác chiến điện tử cỡ lớn trên nóc tháp pháo. Đây là loại khí tài mà Ukraine rất quan tâm, bởi những chiếc xe tăng mang theo cụm thiết bị gây nhiễu khổng lồ có thể gây rắc rối lớn cho lực lượng drone Ukraine.
Thiếu đạn pháo v́ gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD mắc kẹt giữa tranh căi tại quốc hội Mỹ, quân đội Ukraine ngày càng phụ thuộc vào những chiếc drone mang chất nổ để tập kích lực lượng Nga. Tuy nhiên, chúng có thể bị gây nhiễu và vô hiệu hóa bởi các thiết bị tác chiến điện tử Nga, đặc biệt là những tổ hợp có thể gắn trên xe tăng, thiết giáp.
Đây là lư do lực lượng Ukraine quyết tâm tiếp cận và thu hồi chiếc xe tăng T-72B3M gắn cụm tác chiến điện tử của Nga. Xe tăng này gắn ba ăng-ten dạng tấm với khả năng gây nhiễu ở tần số 800 MHz, 900 MHz và 5,8 GHz, cũng như các module gây nhiễu ở tần số 700-1000 MHz.
Các ăng-ten được buộc lại với nhau bằng dây thừng rất thô sơ, nhưng tỏ ra hiệu quả trong tác chiến, khiến 4 drone Ukraine "rụng như sung" khi tiếp cận.
Tổ lái dường như đă t́m cách đưa chiếc T-72B3M thoát khỏi trận địa phục kích, nhưng đă đâm phải xác một thiết giáp bị vô hiệu hóa trước đó, khiến nó khựng lại. Một drone Ukraine nhanh chóng áp sát rồi lao vào chiếc xe tăng, buộc lính Nga phải bỏ xe tháo chạy.
Các binh sĩ Ukraine nhận định chiếc T-72 bị hư hỏng nhẹ phần xích, số thiết bị gây nhiễu trên nóc tháp pháo vẫn nguyên vẹn và là chiến lợi phẩm hoàn hảo. Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3 Azov nhận nhiệm vụ thu hồi chiếc xe tăng trên vùng đất rải đầy ḿn.
"Chúng tôi lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ", lính tăng Ilya thuộc lữ đoàn số 3 Ukraine cho biết. "Câu hỏi lớn là liệu chiếc xe c̣n chạy được hay không".
Xe tăng T-72B3M gắn cụm gây nhiễu (trái) cùng thiết giáp BMP lính Nga bỏ lại gần làng Terny, tỉnh Donetsk ngày 6/4. Ảnh: BQP Ukraine
Một đơn vị công binh bí mật tiếp cận và kiểm tra t́nh trạng chiếc T-72 vào ban đêm. Họ quay lại pḥng tuyến Ukraine cách đó khoảng 1,6 km với tin xấu.
Chiếc T-72 dường như vẫn hoạt động được, song khẩu pháo chính đă chặn cửa ra vào của lái xe. Không có cách nào để lính tăng Ukraine trèo vào bên trong mà không quay tháp pháo bằng tay.
Trong đêm thứ hai, một lính tăng Ukraine tên là Baidar đi cùng nhóm trinh sát. Lính công binh Ukraine gỡ đoạn dây thép mắc vào xích chiếc T-72 đang nằm sát quả ḿn chống tăng nặng gần 10 kg.
Trong khi đó, Baidar quay tháp pháo bằng tay rồi trèo vào vị trí của lái xe và đề máy, nhưng động cơ không nổ. Sau khi t́m hiểu, Baidar nhận ra rằng khi bỏ lại chiếc T-72, kíp lái Nga đă không tắt máy, khiến ắc quy cạn sạch.
Nhóm lính Ukraine quay lại chỗ chiếc T-72 vào đêm thứ ba, công binh đi trước, bộ binh hộ tống và lính quân y chờ đợi ở tuyến cuối đề pḥng thương vong xảy ra. Lính Ukraine kéo theo ba bộ ắc quy, mỗi bộ nặng gần 70 kg, cùng b́nh khí nén, dụng cụ và kính nh́n đêm. B́nh khí nén sẽ giúp họ nổ máy chiếc xe tăng.
Sau khi lắp ắc quy mới, nhóm binh sĩ Ukraine nổ máy thành công chiếc T-72 và họ cần đưa phương tiện về pḥng tuyến cách đó 1,6 km mà không để lực lượng Nga phát hiện. Quăng đường từ băi đất trống đến làng Terny không gây ra trở ngại ǵ cho lính tăng Ukraine.
"Tuy nhiên, khi lái xe vào làng, những hố sâu xuất hiện và chiếc xe tăng nhảy chồm chồm trên đường. Rất khó nh́n thấy chúng trong đêm", Ilya nói và cho biết một cái hố dường như do bom lượn Nga tạo ra suưt nuốt chửng chiếc T-72. "Tôi lao xuống hố với tốc độ cao, đập đầu vào cửa sập".
Ilya sợ rằng nhiệm vụ đă thất bại khi hố sâu và lầy có thể khiến chiếc T-72 mắc kẹt. Tuy nhiên, pháo chính cắm xuống đất giúp xe tăng không bị sa lầy. Ilya chuyển sang số lùi và đạp kịch ga để chiếc T-72 thoát khỏi hố, sau đó tiếp tục đưa phương tiện qua quăng đường đầy hố bom đạn.
Cụm thiết bị tác chiến điện tử trên xe tăng T-72B3M lính Nga bỏ lại gần làng Terny, tỉnh Donetsk ngày 6/4. Ảnh: BQP Ukraine
Khi xe về tới pḥng tuyến, các binh sĩ Ukraine kiểm tra số thiết bị gây nhiễu mà họ liều mạng để đưa về từ vùng chiến địa. Chúng dường như là sản phẩm tiêu chuẩn được sản xuất tại nhà máy Nga, được buộc lại với nhau bằng dây thừng và gá tạm trên một tấm pallet bằng gỗ.
Giới chuyên gia phương Tây cho biết mỗi thiết bị tác chiến điện tử có thể đối phó với một băng tần vào một thời điểm. Lực lượng Nga dường như đă lắp hàng chục thiết bị gây nhiễu lên xe tăng nhằm chặn mọi băng tần mà Ukraine sử dụng để điều khiển drone, giống chiếc T-72 mà họ bỏ lại gần làng Terny.