Cơ thể thiếu vitamin K dễ suy giảm chức năng phổi, thở kḥ khè, tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn.
Vitamin K cần cho quá tŕnh đông máu để chữa lành vết thương. Lượng vitamin K khuyến nghị mỗi ngày cho phụ nữ trên 18 tuổi khoảng 90 mcg và 120 mcg với nam giới. Cơ thể thiếu vitamin này dễ bầm tím, giảm miễn dịch, có nguy cơ gặp phải triệu chứng hô hấp.
Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi: Người có lượng vitamin K thấp có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng phổi, khó thở. T́nh trạng này có thể do thu hẹp đường thở, cơ thể giảm sản xuất chất giữ cho đường thở của phổi luôn thông thoáng. Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
Thở kḥ khè: T́nh trạng này có thể xảy ra khi đường thở thu hẹp. Người có lượng vitamin K thấp dễ bị thở kḥ khè hơn.
Cơ thể dễ bị viêm: Viêm là phản ứng miễn dịch tự nhiên có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mạn tính có thể làm tổn thương phổi và gây khó thở. Thiếu vitamin K, khả năng chống viêm suy giảm.
Sức khỏe mạch máu suy giảm: Vitamin K cũng tham gia vào việc duy tŕ sức khỏe của mạch máu, giúp chức năng phổi tối ưu. Mạch máu bị tổn thương góp phần gây ra các bệnh về phổi.
Chế độ ăn uống cân bằng gồm thực phẩm giàu vitamin K cung cấp đủ dưỡng chất này cho cơ thể. Mỗi người nên ưu tiên ăn các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh), cà rốt, dầu thực vật, các loại quả như việt quất, sung, thịt, phô mai, trứng, đậu xanh, đậu nành...
Cơ thể cũng cần vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn như viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Bổ sung đủ vitamin này góp phần ngăn ngừa COPD.
Vitamin D góp phần giảm khả năng nhiễm trùng phổi, cải thiện triệu chứng hen suyễn. Loại vitamin này hỗ trợ ngăn ngừa COPD, giúp người mắc bệnh cải thiện chất lượng sức khỏe. Lượng vitamin D thấp làm tăng nguy cơ thở kḥ khè, viêm phế quản, hen suyễn, vấn đề về hô hấp khác. Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm các mô phổi, cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng hen suyễn, COPD.
Chế độ ăn giàu dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn, đẩy lùi nguy cơ phát triển bệnh COPD. Bổ sung đủ omega-3 giúp người bệnh kiểm soát hen suyễn tốt, ít phụ thuộc vào thuốc corticosteroid dạng hít.
Bên cạnh dinh dưỡng đúng, mỗi người nên duy tŕ thói quen tập thể thao. Bơi lội, yoga, đi bộ và đạp xe không tốn quá nhiều sức giúp phổi khỏe hơn mỗi ngày. Bơi lội góp phần làm chậm quá tŕnh khô đường hô hấp, giảm kích thích đường thở, tốt cho sức khỏe phổi.
|