Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên thế giới, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương. Bộ hàm của cá mập trắng lớn có 300 chiếc răng, xếp thành nhiều hàng. Cá mập trắng là kẻ săn mồi đáng sợ vì sở hữu giác quan nhạy bén và những chiếc răng sắc nhọn để cắn đứt con mồi lớn.
Cá mập trắng (tên khoa học Carcharodon carcharias ) là loài cá săn mồi lớn nhất trên thế giới.
Bộ hàm của cá mập trắng lớn có 300 chiếc răng, xếp thành nhiều hàng. Hai hàng đầu tiên dùng để cắn và nghiền thức ăn. Do răng được thay thế liên tục, loài cá này có thể có đến 30.000 chiếc răng trong suốt cuộc đời.
Cá mập trắng lớn được mệnh danh là kẻ săn mồi đáng sợ vì sở hữu giác quan nhạy bén và những chiếc răng sắc nhọn để cắn đứt con mồi lớn.
Cá mập trắng lớn là loài săn mồi ăn nhiều loại con mồi, bao gồm cá, hải cẩu, rùa biển và chim biển. Cá mập trắng lớn sử dụng tốc độ nhanh chóng để bắt con mồi. Nhờ cơ thể thuôn dài, chúng có thể bơi trên mặt nước với tốc độ lên đến 24 km/h.
Độ dài thông thường của răng cá mập trắng lớn là 7,5 cm. Răng của loài vật này hình tam giác, viền răng có những chiếc răng nhỏ như lưỡi cưa, giúp chúng khống chế và xé nát con mồi. Bộ hàm của cá mập trắng lớn cũng được "thiết kế" đặc biệt với phần xương hàm trên gắn lỏng lẻo với hộp sọ. Khi chúng há miệng, phần hàm sẽ nhô ra ngoài, mõm cong lên, con mồi sẽ dễ dàng lọt vào miệng.
Nghiên cứu của Mỹ từ những năm 1980 cho thấy cá mập trắng lớn có thể tiêu thụ 30 kg thức ăn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 của Australia cho thấy loài này có thể ăn gấp 4 lần so với ước tính trước đó, tức là khoảng 120 kg. Khi ăn đủ no, chúng có thể nhịn ăn trong 2 tháng. Lý giải cho điều này, ruột của cá mập trắng lớn có cấu trúc hình xoắn ốc, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại và hiệu quả hơn.
Gan của cá mập trắng lớn có thể chiếm 25% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 90% không gian bên trong khoang cơ thể. Phần gan của loài cá này chứa nhiều dầu, đây cũng là một trong những lý do chúng có thể dễ dàng nổi trên mặt nước.
Giống cá đuối và các loài cá mập khác, xương của cá mập trắng lớn cấu tạo từ sụn cứng. Sụn cứng dẻo dai, nhẹ hơn xương, giúp chúng di chuyển nhanh trong nước.
Những chiếc lỗ li ti trên hàm của cá mập trắng lớn được gọi là 'Ampullae of Lorenzini', dùng để nhận biết tín hiệu điện siêu nhỏ phát ra từ cơ bắp của các động vật khác. 'Ampullae of Lorenzini' chủ yếu được tìm thấy ở lớp cá sụn. Ngoài ra, cơ quan thụ cảm (hay còn gọi là đường bên), cũng giúp cá mập trắng lớn thu thập thông tin và các biến đổi trong nước. Qua đó, chúng có thể phát hiện cử động của con mồi cách xa 250 m.
Theo đánh giá năm 2018, cá mập trắng lớn dễ bị tuyệt chủng và dân số của chúng đang giảm. Cá mập trắng lớn đang bị đe dọa trên toàn cầu khi bị con người đánh bắt.