Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu 12/4 đã triệu tập một nhà ngoại giao Nhật Bản để bày tỏ quan ngại và không hài lòng trước những bình luận tiêu cực về nước này được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ, Nhật Bản và Philippines.
Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ, Nhật, Philippines ở Washington hôm 11/4 trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, lãnh đạo 3 nước đã thảo luận về các hành động mà họ gọi là "hung hăng"của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời công bố một loạt hiệp ước nhằm tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế.
Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ, Nhật, Philippines tại Nhà Trắng hôm 11/4. Ảnh: Reuters.
Hai bên cũng công bố kế hoạch nâng cấp liên minh quân sự của họ, bao gồm cả Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản và cùng phát triển thêm các thiết bị phòng thủ. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề ra một loạt dự án, từ hợp tác phát triển tên lửa cho đến hạ cánh có người lái lên mặt trăng, đồng thời lên án hành vi leo thang của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Trong một hội nghị thượng đỉnh riêng với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., Biden đã cảnh báo về các động thái ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Phản ứng về điều này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning lên tiếng trong cuộc họp thường kỳ ngày 12/4: "Chúng tôi cực kỳ lấy làm tiếc và phản đối mạnh mẽ những nhận xét đó".
Bà nói thêm, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hoạt động chính trị nhóm nhỏ của các quốc gia này cũng như bất kỳ hành động nào kích động và làm gia tăng căng thẳng.
"Trung Quốc phản đối việc hình thành các vòng tròn độc quyền trong khu vực" - bà Mao Ning nói.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một quan chức của Bộ, Liu Jinsong, đã gặp một quan chức đại sứ quán Nhật Bản, Akira Yokochi, để đưa ra "lời tuyên bố nghiêm túc" về những bình luận tiêu cực từ cuộc họp 3 bên.
Tại hội nghị thượng đỉnh, ông Biden tuyên bố các cam kết của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ Nhật Bản và Philippines vẫn "bền chặt".
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tới Nhà Trắng hôm 11/4, một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tới đây.
Đề cập căng thẳng Philippines-Trung Quốc, ông Biden cho biết "bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang của Philippines ở Biển Đông sẽ viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta".
Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Mỹ và Philippines - hiệp ước lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương - quy định cả hai bên sẽ giúp bảo vệ lẫn nhau nếu bị bên thứ ba tấn công.
Một quan chức cho biết trước cuộc họp hôm 11/4: "Những gì bạn sẽ thấy là một minh chứng rõ ràng về sự ủng hộ và quyết tâm từ cả Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida rằng chúng tôi sát cánh cùng Tổng thống Marcos, sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với Philippines trong mọi trường hợp." .
Ông Marcos cho biết, Philippines, Nhật Bản và Mỹ "gặp nhau hôm nay với tư cách là bạn bè và đối tác, có chung tầm nhìn trong việc theo đuổi một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng".
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh khu vực đang có những căng thẳng do tập trận của các bên trên Biển Đông, vấn đề Đài Loan, các hoạt động hạt nhân từ Triều Tiên và mối quan hệ ngày càng phát triển của nước này với Nga.
Mỹ đã thông báo một số hỗ trợ mới dành cho Philippines. CNN đưa tin vào đầu tuần này rằng một trong những thông báo sẽ là phát triển một tuyến đường sắt và hành lang vận chuyển mới giữa Căn cứ Không quân Clark của Philippines và Căn cứ Hải quân Subic.
Ông Biden đã đề cập ngắn gọn về hành lang kinh tế đó hôm 11/4: "Nó có nghĩa là có nhiều việc làm hơn cho người dân trên toàn khu vực," ông nói. "Điều đó có nghĩa là đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực quan trọng đối với tương lai của chúng ta - năng lượng sạch, cảng, đường sắt, nông nghiệp và nhiều hơn thế nữa".
Nhà Trắng cũng dự kiến sẽ tăng cường năng lực của quân đội Philippines bằng khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mới tương tự như những gì Mỹ đã công bố ở Ấn Độ trước thềm G20.
Trong những ngày trước hội nghị thượng đỉnh, Mỹ, Nhật Bản và Philippines - cùng với Úc - đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự hàng hải gần Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, sau khi các tàu Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc "quấy rối" ở Biển Đông. .
Quan chức cấp cao này nói thêm rằng Nhà Trắng cũng sẽ đưa ra thông báo về "công nghệ Mạng truy cập vô tuyến mở" và cả Mỹ và Nhật Bản sẽ cung cấp hàng triệu đô la tài trợ.
Các quan chức cũng cho biết họ sẽ thông báo về một cuộc tuần tra của Cảnh sát biển sắp tới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sẽ diễn ra "trong năm tới".
VietBF@sưu tập