Beatriz Amma - một người đam mê thể hình và thích mặc bikini, khẳng định việc tiêm vitamin 'giảm béo' tại một spa đã làm hỏng làn da và khiến bản thân cô trông giống như bị thủy đậu.
Beatriz Amma, 27 tuổi chuyển đến Los Angeles vào tháng 2/2021 với ước mơ trở thành chuyên gia thể hình trực tuyến. Sau đó, cô đã đến khám tại phòng khám giấu tên ở Burbank và trả 800 USD (hơn 19 triệu đồng) cho một mũi tiêm vitamin B12 trộn với vitamin C và axit deoxycholic, một chất làm tan mỡ phổ biến.
“Tất cả đều trông cực kỳ hợp pháp, sạch sẽ và chuyên nghiệp”, Beatriz nhớ lại.
Nhân viên tại spa khuyên cô rằng tiêm càng nhiều càng tốt và sẽ hiệu quả hơn nếu cô tiêm nhiều hơn một vùng. Beatriz nói thêm: “Nữ nhân viên nói rằng nó được sản xuất bởi một công ty thực sự có uy tín và cô ấy cho tôi xem các lọ thuốc. Tôi cảm thấy rất phấn khích”.
Các mũi tiêm đánh tan mỡ, có giá khoảng 200 bảng Anh (hơn 5,9 triệu đồng) mỗi đợt, bao gồm axit deoxycholic, một loại axit mật do cơ thể tạo ra, được tiêm vào cơ thể để hòa tan các tế bào mỡ. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm kích ứng da, bầm tím và sưng quanh chỗ tiêm. Beatriz bị khoảng 60 mũi đâm, trong đó có 10 mũi được tiêm vào mỗi cánh tay, 20 mũi vào lưng và 20 mũi vào bụng.
Tuy nhiên sáng hôm sau, Beatriz cảm thấy bản thân không được khỏe. Các triệu chứng bao gồm mụn nhọt có mủ, sốt, ớn lạnh và đau cơ, đổ mồ hôi lạnh và tình trạng này trở nên trầm trọng hơn trong ngày. Hai ngày sau, những vết lở loét bỗng xuất hiện trên da ở những nơi cô được tiêm. Cô đành chuyển đến sống cùng một đồng nghiệp vì khó khăn trong việc mặc quần áo, đi vệ sinh. Để càng lâu, làn da của Beatriz dường như bị thối rữa, nở tung, cơ thể như đang tự ăn sống chính nó.
Cơ thể của Beatriz Amma bị 'thối rữa' sau khi tiêm 60 liều vitamin giảm béo
Cuối cùng, Beatriz phải đến bệnh viện sau khi những vết đỏ nổi lên khắp da khiến cô đau đớn. Các bác sĩ nói rằng mô xung quanh vị trí bị tiêm đã chết. Họ đề nghị cô không nên mặc bikini nữa bởi mọi người sẽ nghĩ rằng cô bị thủy đậu.
Beatriz tiết lộ các xét nghiệm cho thấy nhiễm trùng là do mycobacteria abscessus dưới da gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC ), vi khuẩn được tìm thấy trong nước, đất và bụi có thể làm ô nhiễm các thiết bị y tế. Những người được tiêm thuốc mà không khử trùng da có nguy cơ bị nhiễm mycobacteria abscessus, loại vi khuẩn cùng họ với vi khuẩn gây bệnh lao và bệnh phong.
Ba năm sau, Beatriz vẫn đang bị biến chứng và phải dùng thuốc để kiểm soát chúng. Hiện tại, cô đang là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với 30.000 người theo dõi trên Instagram và TikTok.
VietBF@ sưu tập