Theo như có loại nước giải khát mùa hè là ‘thuốc quư’ trị bệnh, tuy nhiên, việc uống nước dừa không đúng cách lại có thể gây hại từ loại nước dừa là thức uống được nhiều người yêu thích v́ tốt cho sức khỏe khi uống cần lưu ư 7 điều kẻo lợi bất cập hại.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, nước dừa là loại nước tốt cho sức khỏe. Nước dừa ít năng lượng, không chứa chất béo nhưng giàu vitamin như B3, B5, biotin, B2, acid folic, vitamin C, một lượng nhỏ vitamin B1, B6 và chất khoáng như natri, kali, canxi, đồng, canxi, sắt, mangan, magiê, kẽm...
Ngoài ra, trong nước dừa c̣n có chứa các các hợp chất sinh học như cytokinin và các enzyme như acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, peroxidase, polymerase… Tất cả các chất này đều mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Không chỉ là loại nước có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước dừa trong y học cổ truyền c̣n là thuốc trị bệnh. BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3) cho hay, trong Đông y, nước dừa có vị ngọt mát, tính b́nh, đi vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu, tăng cường khí lực, nhuận nhan sắc.
Nước dừa được biết đến là loại nước giải khát bổ sung nước và chất điện giải tự nhiên.
"Nước quả dừa non được các nhà khoa học gọi là 'nước khoáng thực vật' v́ chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và dễ tiêu hóa. Lượng vitamin C có trong 1 quả dừa đủ cho yêu cầu hằng ngày", bác sĩ Vũ nói.
Nước dừa được ưa chuộng vào mùa hè. Uống nước dừa giúp bổ sung nước và điện giải. Chất điện giải rất quan trọng để duy tŕ tuần hoàn, sức khỏe tim mạch, cũng như ngăn ngừa mất nước. Duy tŕ mức điện giải cân bằng có thể giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và giúp duy tŕ sự thư giăn của cơ bắp.
Ngoài ra, nước dừa có thể được sử dụng như một chất hỗ trợ bù nước qua đường uống để thay thế chất lỏng bị mất qua đường tiêu hóa ở những bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nôn ói nhiều,…
Nước dừa tốt nhưng có nên uống hằng ngày?
Bác sĩ Vũ cho biết, nước dừa tốt cho sức khỏe nhưng không phải là loại nước hoàn hảo có thể uống hằng ngày và không phổ biến với tất cả mọi người. Nếu muốn dùng nước dừa hằng ngày, chúng ta nên tham khảo ư kiến bác sĩ để xem xét t́nh trạng sức khỏe của bản thân, cân nhắc lượng calo và chất khoáng đă tiêu thụ để không gây hại cho cơ thể.
Khi sử dụng nước dừa cần lưu ư:
- Không nên uống vào buổi tối dễ gây khó tiêu.
- Không uống nước dừa khi đi nắng về hoặc khi đang đói, mệt v́ dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh,…
- Không uống nước dừa trước khi thi đấu thể thao.
- Không nên thay thế nước lọc bằng nước dừa v́ nếu uống nước dừa quá nhiều có thể bổ sung quá mức các vitamin và khoáng chất cũng như tăng lượng đường nạp vào cơ thể.
- Không nên uống nước dừa hằng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá mức, v́ điều này có thể gây rối loạn điện giải và ảnh hưởng đến chức năng cơ.
- Không uống nước dừa khi cơ thể bạn thuộc thể hàn (chậm tiêu, thích uống đồ ấm, da xanh tái, hay bị đau bụng, sôi bụng, tiêu phân lỏng, lạnh tay chân,…).
- Người suy thận khi sử dụng nước dừa cần cân nhắc lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến chức năng thận.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ.BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3)
Bài thuốc từ nước dừa
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ gợi ư một số bài thuốc đơn giản từ nước dừa như sau:
- Người bị say nắng, sốt, khô miệng: Uống nước dừa tươi 1 quả vào buổi sáng và tối.
- Tẩy giun sán: Dùng 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cùi dừa lúc chưa ăn sáng, 3 giờ sau th́ ăn thức ăn lỏng b́nh thường.
- Bù nước và điện giải: Nước dừa 1 cốc 250ml, thêm chút đường muối, uống hỗ trợ mất nước sau mất máu, tiêu lỏng, thổ tả.