Dù được đưa đến bệnh viện nhưng bệnh nhân vẫn không được tiếp nhận điều trị do bệnh viện quá tải.
Yonhap và Kookmin Ilbo cho biết, vào khoảng 17h11 ngày 03/04 vừa qua, cơ quan cứu hộ đă nhận được tin báo rằng một nạn nhân khoảng 70 tuổi tại (tạm gọi là A) khu vực Chungu đang rơi vào trạng thái nguy kịch sau khi ông bị cột điện thoại đổ vào người.
Theo đó, cột điện thoại đè lên người đă khiến nạn nhân A bị thương ở mắt cá chân rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện khẩn cấp. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ đă ngay lập tức liên hệ với Bệnh viện Chungju Đại học Konkuk nhưng bị bệnh viện này từ chối do không đủ bác sĩ gây mê. Tiếp đó, họ liên hệ với Trung tâm Y tế Chungju và cũng không được tiếp nhận khi bệnh viện này cho biết họ không thể phẫu thuật cho ông. Trong khi đó, bệnh viện Đại học Quốc gia Chungbuk ở Cheongju được cho là không trả lời điện thoại sau nhiều lần cố gắng liên hệ.
Bệnh nhân liên tục bị các bệnh viện từ chối do không đủ người cấp cứu, phẫu thuật (Ảnh minh họa)
Vào khoảng 6h14 cùng ngày, A được chuyển đến bệnh viện trong thành phố và có thể tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, do t́nh trạng xuất huyết phúc mạc, ca phẫu thuật không thể thực hiện được v́ bệnh viện không có nhân viên y tế phẫu thuật.
Sau đó, nhân viên y tế của bệnh viện đă được yêu cầu cùng bệnh nhân đến Bệnh viện Severance Christian thuộc Đại học Yonsei ở Wonju, Gangwon-do, nhưng những nhân viên này đă từ chối v́ họ phải chuẩn bị phẫu thuật cho 2 bệnh nhân khác có lịch phẫu thuật trước đó.
Nạn nhân A cuối cùng được chuyển đến Bệnh viện Đại học Ajou ở Suwon, tỉnh Kyunggi, cách đó khoảng 100 km vào lúc 1h50 sáng ngày 04/04. Tuy nhiên, vào lúc 2h22 sáng, khoảng 9 tiếng sau vụ tai nạn, A được thông báo là đă tử vong.
Việc các bác sĩ đ́nh công tại Hàn Quốc đă kéo dài suốt 45 ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại
Được biết, tại Bệnh viện Wonju Severance và Bệnh viện Đại học Quốc gia Chungbuk, những bệnh viện đa khoa cấp cao, hầu hết người dân đều bị từ chối điều trị y tế và không thể đến bệnh viện. Tuy nhiên, Bệnh viện Chungju Đại học Konkuk giải thích rằng cái chết của A không liên quan đến hành động đ́nh công của cộng đồng y tế.
Một quan chức bệnh viện nói với hăng thông tấn Yonhap: "Bệnh viện đang điều trị b́nh thường nhưng số lượng bác sĩ gốc không đủ nên ngay cả giáo sư trực cũng khó tiếp nhận bệnh nhân không phải của khoa phụ trách".