Được ṭa phúc thẩm hỏi về hành vi phạm tội của các đồng phạm, bà Phương Hằng nói không có ư kiến ǵ, song cho rằng ḿnh "có tội nhưng cũng có công".
Sáng 4/4, bà Hằng 53 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, mặc áo trắng, trang điểm đậm, tỏ ra khá thoải mái khi bị áp giải đến TAND Cấp cao. Khi vào pḥng xử, bà cười thành tiếng và ôm lấy các bị cáo là cựu nhân viên thân tín của ḿnh. Họ bị cảnh sát nhắc nhở giữ trật tự, nội quy phiên ṭa.
Hồi tháng 9 năm ngoái, bà bị TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bà chấp nhận mức án, không kháng cáo và đă thi hành án.
HĐXX cho biết, bà Hằng không có đơn kháng cáo nhưng ṭa vẫn triệu tập để "có thể hỏi khi cần thiết", nhằm xem xét toàn diện vụ án, liên quan đến kháng cáo của các đồng phạm bà Hằng và người liên quan.
Trong phiên làm việc hôm nay, ṭa sẽ xem xét kháng cáo của ông Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TP HCM); Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam); và người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cựu nhà báo Hàn Ni, Đinh Thị Lan đă kháng cáo. Trong đó, ông Quân cho rằng bản án 2 năm 6 tháng tù ṭa áp dụng đối với ḿnh là quá nặng (tại phiên sơ thẩm bị cáo nói không phạm tội); các bị cáo khác xin hưởng án treo (án sơ thẩm tuyên 1 năm 6 tháng tù); Hàn Ni và bà Lan đề nghị ṭa cấp phúc thẩm xem xét lại tư cách tố tụng của ḿnh trong vụ án là bị hại.
Đặng Anh Quân: 'Mục đích livestream là phản biện xă hội'
Được gọi lên đầu tiên, bị cáo Quân cho biết giữ nguyên kháng cáo, đề nghị ṭa phúc thẩm xem xét các chứng cứ, tài liệu; xin được giảm nhẹ h́nh phạt.
Theo bị cáo, các t́nh tiết trong cáo trạng và bản án sơ thẩm khác với lời khai của ḿnh và của bà Hằng. Ví dụ như, bản án cho rằng bị cáo "cùng quan điểm, cùng ư chí" với bà Hằng là không đúng. "Tôi chỉ cùng quan điểm việc phản biện xă hội, và mục đích livestream của tôi là phản biện xă hội", cựu giảng viên trường luật nói.
Về kết luận giám định video, bị cho là "xúc phạm nghệ sĩ Hoài Linh", ông Quân giải thích: "Bị cáo chỉ phân tích bài báo, nhưng những clip đưa đi giám định bị xáo trộn trật tự, cắt ghép từ nhiều nguồn YouTube khác nhau. Bị cáo đă cung cấp các vi bằng chứng minh nhưng không được cấp sơ thẩm xem xét"...
Các bị cáo khác cũng giữ nguyên quan điểm kháng cáo, xin được giảm nhẹ h́nh phạt, được hưởng án treo.
HĐXX gọi bà Hằng, hỏi "có ư kiến về các hành vi trong vụ án hay không?". CEO Công ty Đại Nam không trả lời thẳng vào câu hỏi, nói: "Tôi hạnh phúc nhất lúc này là đứng trước ṭa mà không chống án. Ở phiên sơ thẩm tôi không được nói...".
Chủ tọa ngắt lời, nhắc lại câu hỏi, đề nghị bà Hằng trả lời thẳng vào vấn đề. Bà Hằng cho biết "không có vấn đề ǵ về lời khai của các bị cáo khác", sau đó nói bằng giọng đầy vẻ ấm ức: "Tôi có tội nhưng vẫn có công. Ṭa án là nơi tất cả công dân đặt niềm tin vào, nhưng thẩm phán, luật sư, mọi người chỉ xoay quanh tội danh mà quên hết các công sức của tôi. Tôi đă hết ḷng trong công tác từ thiện".
Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng và 4 đồng phạm đă thực hiện 57 buổi livestream tại nhà riêng trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) và Khu du lịch Đại Nam (B́nh Dương) với nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển... Trong đó, bà Hằng đă mời tiến sĩ luật Đặng Anh Quân tham gia 11 buổi livestream với vai tṛ cố vấn pháp lư để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của ḿnh.
Theo ṭa, bị cáo Hằng có vai tṛ chủ mưu, khởi xướng; Nhi, Tân, Hà là đồng phạm giúp sức. Hành vi của các bị cáo vi phạm Luật An ninh mạng và Nghị định 72/2013/NĐ-CP; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xă hội.
Ngoài mức án, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho nhà báo Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan 18 triệu đồng.
|
|