Nam Em càng lúc càng phát ngôn thiếu cẩn trọng. Cho dù với đối tượng fan đang là lứa tuổi học sinh.
Mới đây, trên phiên livestream của chồng sắp cưới, Nam Em cũng tham gia nhưng chỉ thông qua hội thoại. Một người hâm mộ Nam Em kể: "Hồi sáng em ngồi học, tự nhiên cô của em nói không biết sao cô coi hài lại ghét một người, cô nghe người ta hát th́ cô lại ghét một người. Không phải là chị đâu nhưng mà bạn em mới nói là: Cô mà nói ghét Nam Em một cái chắc mày lên mày nắm đầu bả luôn".
Không chỉ bênh vực thần tượng một cách bất chấp, người hâm mộ này c̣n tỏ thái độ thiếu tôn trọng với giáo viên, không sợ bị cô giáo phát hiện những phát ngôn của ḿnh.
Đáp lại, Nam Em nhắc nhở fan: "Thôi đừng nói vậy, lỡ ngày mai bả có biết lại mắc công bắt em đi lượm rác". Bất ngờ hơn, người hâm mộ này tiếp tục có lời tuyên bố khiến ai nấy cạn lời: "Dạ không sao, nhà em quen bộ". Nhiều netizen chỉ trích dữ dội cư dân mạng này có những phát ngôn không lễ phép và chê trách Nam Em nặng nề hơn.
Thông thường khi thần tượng một ai đó, chúng ta thường có xu hướng bảo vệ dù họ làm sai. Nhưng dù chúng ta có thể yêu mến, bao biện cũng không đồng nghĩa là bắt người khác yêu mến như ḿnh, hay "nắm đầu" họ khi không cùng quan điểm. Với vị trí là một người c̣n ngồi trên ghế nhà trường, cách bảo vệ thần tượng bất chấp và hỗn láo với người dạy dỗ ḿnh rất đáng bị lên án.
Là một người lớn, lại có sức ảnh hưởng, thay v́ nhắc người hâm mộ sai th́ làm lại cho đúng, Nam Em chỉ đơn giản nói 1 câu can ngăn v́ cho rằng cô giáo sẽ trả đũa, bắt học sinh đi nhặt rác? Cách ứng xử này khác ǵ đổ dầu vào lửa, gián tiếp nói xấu giáo viên và cổ xúy cho suy nghĩ, hành động lệch lạc của em học sinh nói trên.
Chưa kể, nếu xét về h́nh tượng, th́ Nam Em gần đây luôn được xem là một tấm gương xấu, cha mẹ nào cũng muốn con tránh càng xa càng tốt. Cô bóc phốt đồng nghiệp, chửi tục, căi vă với chồng trên livestream, phát ngôn một cách dễ dăi về những chuyện nhạy cảm, leo ra ban công giữa đêm... Không ít khán giả cho rằng Nam Em đi quá giới hạn và đánh giá việc làm của cô đang lan truyền nội dung độc hại đến với người dùng, đặc biệt là giới trẻ.
Nam Em từng lên tiếng xin lỗi, tưởng chừng là rất thiết tha, thành thật khi bị Sở TT&TT nhắc nhở. Cô viết: "Tôi cũng mong phía cơ quan chức năng có thẩm quyền có h́nh phạt xử lư nghiêm minh cho những cá nhân, tổ chức đă và sẽ gây nguy hại đến thế hệ trẻ mai sau v́ hành vi cổ xúy cho việc dùng mạng xă hội để công kích, quấy rối gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể...".
Thế nhưng, sau khi bị phạt, sau những ḍng tâm tư cứ ngỡ rút ra từ gan ruột đó, Hoa khôi này lại đi ngược lại phát ngôn của ḿnh. Chính quan điểm sống, hành vi, cách ứng xử của Nam Em đang "gây nguy hại đến thế hệ trẻ mai sau", thời gian qua, hiện tại và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong một livestream trước đó, Nam Em cho biết cô kiếm tiền bằng mạng xă hội rất dễ nhưng phải chịu được áp lực khi bị "chửi", đă chơi th́ phải chịu. Đúng! Nam Em có thể đủ độ "ĺ" để chịu chỉ trích hay nhận hậu quả từ những hành vi lệch chuẩn của ḿnh. Nhưng điều đó không có nghĩa cô bất chấp tất cả để bôi đen hay cổ xúy cho cái sai của những đứa trẻ. C̣n nếu Nam Em quá vô tư, th́ đă đến lúc cô phải tiết chế sự vô tư đó của ḿnh. Ranh giới giữa vô tư và vô tâm, đôi khi rất mỏng manh.
Nói về chuyện thần tượng, những đứa trẻ yêu mến, dơi theo một ca sĩ, diễn viên, cầu thủ... không có ǵ là xấu. Ngược lại, nh́n ở khía cạnh tích cực, thần tượng một ai có nghĩa là họ đă xác định được cho ḿnh một mục tiêu, lư tưởng để phấn đấu, phát triển bản thân. Ít nhiều th́ tài năng của những ngôi sao, thần tượng đó cũng có ảnh hưởng tích cực đến lối sống của fan hâm mộ.
Thế nhưng, cũng không một ai có thể tán thành kiểu fan cuồng, khi trẻ có những hành động quá khích, mất kiểm soát, lên án bất cứ ai dám "đụng" vào thần tượng, ngay cả thầy cô, cha mẹ ḿnh...
"Cuồng thần tượng" mang đến nỗi lo sợ về "hiệu ứng cánh bướm". Một mặt, nó là tốt khi hành động tốt của thần tượng được người hâm mộ khắp nơi hưởng ứng, lan truyền và học tập. Mặt khác, nó sẽ là con dao 2 lưỡi nếu những hành động tiêu cực của thần tượng tác động ngược trở lại hàng loạt người hâm mộ. Về lâu dài, việc mù quáng làm theo những người nổi tiếng, không có tư duy phản biện và độc lập sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực trong xă hội.
Nhà giáo dục người Đức Froebel từng nói: "Không có cách giáo dục nào khác ngoài t́nh yêu và tấm gương". Nhiều người trẻ dựa vào sức mạnh của những tấm gương thần tượng để nuôi dưỡng tham vọng của ḿnh.
Nhưng một số người có thật sự là "thần tượng của giới trẻ" hay không, khi họ xuất hiện trên mạng xă hội với phát ngôn, hành động rất ít tính văn hóa, hoặc vô t́nh (cố t́nh?) lôi kéo một số người trẻ tuổi vào các cuộc tranh luận vô bổ, xấu xí, dị hợm,...?
V́ thế trong nhiều trường hợp, phụ huynh cần ngồi xuống, lắng nghe suy nghĩ của con và hiểu tại sao con thích một ngôi sao nào đó. Hướng dẫn các con đánh giá thần tượng, điều chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm để con không bị cuốn theo cái xấu, cái lệch lạc mà tưởng điều sai là đúng.
Trở lại câu chuyện của Nam Em, xin trích lời một b́nh luận của người từng là fan "chân chính" của cô: "Có thời, mỗi khi ḿnh thấy không ổn, ḿnh thường nghe bài Bồng Bềnh do chị Nam Em hát. Bởi, chị đă cho ḿnh một cảm nhận của kẻ tổn thương lại đem tiếng hát chữa lành của ḿnh để sưởi ấm tâm hồn người khác. Nhưng rồi chị ngày càng lún sâu vào quá khứ và không thể thoát ra được và ngày càng đi xa con người Nam Em mộc mạc ngày xưa".
Một Nam Em đă từng nhiều năng lượng tích cực như thế, thật tiếc thay lại "chôn vùi" chính ḿnh bằng những tṛ lố triền miên, ngày này qua tháng khác.
Về nhan sắc, Nam Em từng là Hoa khôi. Về học vấn, Nam Em được trau dồi trong môi trường âm nhạc tại trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Có tài năng, có sắc vóc, nhưng cô lại thiếu đi sự tỉnh táo để rồi tự làm đau chính ḿnh, và ảnh hưởng tiêu cực đến cả những người đă và đang xem cô là "thần tượng".