Theo như có một nội dung chính của hội nghị các ngoại trưởng thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp tại Bruxelles, Bỉ, là xem xét lập quỹ 100 tỉ euro để viện trợ quân sự cho Ukraina nhân dịp kỉ niệm 75 năm thành lập khối.này.
NATO Secretary General Jens Stoltenberg presents the alliance's annual report at NATO headquarters in Brussels, Belgium March 14, 2024. REUTERS - Yves Herman
Các ngoại trưởng thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp tại Bruxelles, Bỉ, trong hai ngày 03/04 và 04/04/2024, nhân dịp kỉ niệm 75 năm thành lập khối. Một nội dung chính của hội nghị là xem xét lập quỹ 100 tỉ euro viện trợ quân sự cho Ukraina. Cho đến nay, NATO không trực tiếp viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev, do lo ngại căng thẳng bùng phát với Nga.
Sáng kiến lập quỹ 100 tỉ euro nói trên, được tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg đề xuất, có mục tiêu huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ quân sự ‘‘mạnh mẽ hơn, ổn định và dài hạn’’ cho Ukraina, theo một giới chức NATO.
Hăng tin Reuters dẫn lời một số nhà ngoại giao cho hay, theo sáng kiến này, NATO sẽ có thể đảm đương một số nhiệm vụ của Nhóm Tiếp xúc Quốc pḥng Ukraina, tập hợp hơn 50 quốc gia đồng minh, đối tác của Kiev. Nhóm Tiếp xúc được thành lập tháng 4/2022, chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối các nỗ lực hậu thuẫn Kiev về quân sự.
Chủ trương lập quỹ 100 tỉ euro, do NATO điều phối, được xem như một biện pháp chuẩn bị cho khả năng Mỹ thay đổi chính sách với Ukraina, đặc biệt nếu Donald Trump đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao ẩn danh cho biết ‘‘sẽ không có một quyết định nào được đưa ra trong các cuộc họp cấp bộ vào tháng Tư này, các thảo luận sẽ tiếp tục cho đến thượng đỉnh NATO tại Washington vào tháng 7/2024.’’ Quyết định của NATO cần phải được tất cả 32 thành viên chấp thuận.
Theo AFP, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, trong cuộc họp báo với đồng cấp Pháp Stéphane Séjourné tại Paris ngày hôm qua, 02/04, tuyên bố, thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO sẽ là dịp để ‘‘xác định một cách cụ thể và rơ ràng’’ lộ tŕnh gia nhập khối của Ukraina.
Cho đến nay, NATO thường nhấn mạnh là Ukraina sẽ gia nhập NATO trong tương lai, nhưng Kiev chỉ có thể được kết nạp một khi chiến tranh kết thúc.